Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe ở bà mẹ của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đông hưng, thái bình (Trang 29 - 33)

1.5.1. Thc trng kiến thc, thc hành s dng kháng sinh ca người dân trên thế gii.

Nhận thức của cộng đồng về sử dụng kháng sinh các vùng còn thấp. Ngay cả ở một số quốc gia đã tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng quốc gia, vẫn có niềm tin rộng rãi rằng thuốc kháng sinh có hiệu

quả chống lại các bệnh do vi rút. Tình trạng này đang đáng báo động, đặc biệt là ở những quốc gia có sẵn thuốc kháng khuẩn mà không cần đơn [71].

Năm 2017, một cuộc khảo sát cắt ngang trực tuyến trên toàn quốc của Kazuhiro Kamata và cộng sự ở Nhật Bản cho thấy chỉ có khoảng 22% người tham gia nghiên cứu biết rằng kháng sinh không thể tiêu diệt virus và 24,6% ĐTNC biết rằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại cảm lạnh và cúm. Trong khi đó, 23,6% trong số họ báo cáo đã tự dừng hoặc điều chỉnh liều kháng sinh [51].

Kết quả khảo sát ở quận Salem của bang Nad Nadu, Ấn độ của tác giả

Rahul Radhakris và cộng sự, có 43,5% số người được hỏi tin rằng kháng sinh có hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp cảm lạnh và 55,4% ĐTNC thích giữ kháng sinh tại nhà. Có 63,9% số người được hỏi tin rằng có thể ngừng kháng sinh nếu các triệu chứng nhiễm trùng được cải thiện và 36,1% sẵn sàng cung cấp kháng sinh cho thành viên gia đình nếuhọ bị nhiễm trùng [61].

Kết quả khảo sát cộng đồng ở 12 quốc gia của Tổ chức Y tế thế giới năm 2015 , có 76% số người tin rằng, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi cơ thể họ kháng kháng sinh và 44% số người được hỏi nghĩ rằng kháng kháng sinh chỉ là vấn đềđối với những người dùng thuốc kháng sinh thường xuyên [70].

Một cuộc khảo sát cắt ngang đã được thực hiện bởi Tarek H. Mouhieddine và cộng sự trong cộng đồng ở thủ đô Beirut của Liban năm 2013 cho kết quả, có 54,1% người được hỏi coi kháng sinh là tác nhân chống vi rút. 39,2% người được hỏi đã mua kháng sinh theo lời khuyên của dược sĩ và 22,4% người trả lời rằng họ dùng thuốc kháng sinh mà không được tư vấn. Lý do để sử dụng kháng sinh là cảm lạnh thông thường (73,5% ). Chỉ 53,1% tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị kháng sinh [56].

Một nghiên cứu khác ở Liban của Lama Zahreddine và cộng sự cho thấy, 55,9% cha mẹ tin rằng cần phải sử dụng kháng sinh cho sốt. Có tới 58,4% cha

mẹ cho rằng được phép cho trẻ uống kháng sinh mà không cần lời khuyên của bác sĩ và 66,7% tin tưởng dược sĩ trong đơn thuốc kháng sinh. Trong khi có 28,7% dược sĩ không biết yếu tố nào có thể góp phần kháng kháng sinh [80].

Nghiên cứu cắt ngang của Fabrizio Bert và cộng sự thực hiện tại bảy thành phố của Ý cho kết quả, cha mẹ thiếu kiến thức về việc sử dụng kháng sinh. 32,8% cha mẹ cho rằng thuốc kháng sinh hữu ích cho các bệnh nhiễm trùng do virus và 20,7% cho rằng thuốc kháng sinh hữu ích cho mọi loại đau vàviêm, vì chúng tương đương với chất chống viêm [40].

Từ các nghiên cứu trên cho thấy mặc dù có nhiều người đã có kiến thức và thực hành sử kháng sinh tốt, nhưng vẫn còn một số lớn có kiến thức về kháng sinh còn chưa đầy đủ và thực hành sử dụng kháng sinh còn chưa đạt. Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, một trong những biện pháp khắc phục cho người tiêu dùng tránh sử dụng kháng sinh mà không cần kê đơn là vai trò tư vấn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe [38].

1.5.2. Thc trng kiến thc, thc hành s dng kháng sinh ca người dân

Vit Nam

Vấn đề lạm dụng kháng sinh đang khá phổ biến trong cộng đồng [11]. Lý do thường gặp để các đối tượng nghiên cứu sử dụng kháng sinh là viêm họng, cảm cúm, sốt và ho [11],[14],[25].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu thu được từ phỏng vấn gián tiếp khách hàng nhà thuốc của Ngô Thảo Nguyên và cộng sự. Tỷ lệ khách hàng có kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng KS ở mức kém lần lượt là 28,9%; 7,17% và 5,27%. Có 48,8% khách hàng cho rằng KS giúp cảm cúm không trầm trọng hơn. Hơn 40% người cho rằng KS có thể tiêu diệt vi rút hoặc có tác dụng chính đểđiều trị cảm cúm và các triệu chứng của cảm cúm; gần 30% người cho rằng KS có tác dụng chính là giảm đau. Gần 50% khách hàng đã

ngừng KS khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm và hơn 30% khách hàng sử dụng lại KS của lần điều trị trước [23].

Năm 2018, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà và cộng tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung và thực hành về sử dụng thuốc kháng sinh tốt chưa cao (32,2%) và (42,6%). Trong đó 79,4% đối tượng nghiên cứu cho rằng kháng sinh có thể chữa cảm cúm, ho và 15,4% đối tượng cho biết kháng sinh có thể dùng khi thấy đau đầu, mệt mỏi; 30,7% đổi kháng sinh khác khi dùng thuốc không đỡ, trong khi 26,2% đối tượng cho rằng nên tăng liều dùng. 56% ĐTNC sử dụng thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm của bản thân hoặc người xung quanh [10].

Nghiên cứu của tác giả Vũ Hồng Nhung năm 2018 cho thấy đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh đạt lần lượt là 32,9% và 37,8%. Trong đó có 69,8% ĐTNC không phân biệt được thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm; 71,7% cho rằng thuốc kháng sinh đểđiều trị virus; 70,2% ĐTNC mắc sai lầm khi cho rằng các nhà khoa học luôn sản xuất được kháng sinh mới; 63,7% ĐTNC mắc sai lầm về việc sử dụng kháng sinh cho trẻđểđiều trị các triệu chứng như ho, chảy nước mũi hoặc đau họng [25].

Nghiên cứu của Chu Thị Đào ở Huyện Hoài Đức, Hà Nội, năm 2018, cho thấy trong 385 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 46.8% bà mẹ vự ý mua kháng sinh cho con sử dụng khi trẻ bị VĐHHT. Một tỉ lệ không cao, lần lượt là 37,4% và 39,5% bà mẹ có kiến thức đúng và thực hành đúng về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị viêm đường hô hấp [8].

Tình trạng sử dụng kháng sinhliên quan có ý nghĩa thống kê với sự kém hiểu biết về kháng sinh [11]. Người dân sử dụng kháng sinh mà không có kiến thức tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thực hành sử dụng kháng sinh cũng như các hậu quả do lạm dụng kháng sinh gây nên [8]. Việc có các chương

trình giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng kháng là

điều cần thiết [10],[23],[25].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe ở bà mẹ của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đông hưng, thái bình (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)