1.4.1. Thực trạng kháng kháng sinh trên thế giới
Kháng kháng sinh đang là mối quan tâm trên toàn thế giới bởi sự gia tăng của các loài sinh vật kháng thuốc và hậu quả của chúng đem lại.
Tính đến tháng 9 năm 2019, có 50 loại kháng sinh trong đường ống lâm sàng nhưng vẫn không đủ để giải quyết thách thức gia tăng sự xuất hiện và lan truyền của kháng kháng sinh [75]. Nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã ngày càng trở nên kháng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực [17].
dọa dai dẳng. Mặc dù tỉ lệ nhiễm Lao mới mỗi năm giảm nhưng số trường hợp phát hiện Lao kháng thuốc hàng năm lại tăng. Trên toàn cầu, 153119 trường hợp lao đa kháng thuốc và Lao kháng rifampicin (MDR / RR-TB) đã được thông báo năm 2016, tăng lên 186.772 trường hợp năm 2018 [72],[76].
Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, Streptococcus pneumoniae là những vi khuẩn nằm trong danh sách giám sát kháng thuốc của WHO bởi khả năng gây bệnh và kháng kháng sinh của chúng. Báo cáo giám sát năm 2014 cho thấy, Escherichia coli đã đề kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba được phát hiện ở 44% quốc gia thành viên, kháng fluoroquinolones từ 47%, kháng carbapenem từ 37% của các quốc gia thành viên. Klebsiella pneumoniaeđã đề kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba được phát hiện ở hơn 30% quốc gia thành viên. Streptococcus pneumoniae đã kháng hoặc không nhạy cảm với penicillin (hoặc cả hai) phát hiện ở hơn 35% quốc gia thành viên. Đặc biệt, không mẫn cảm với penicillin đã được phát hiện trong tất cả các khu vực của WHO [69].
Trong các báo cáo những năm gần đây đã có sự gia tăng số lượng các quốc gia tham gia báo cáo, đồng thời cũng gia tăng tỉ lệ quốc gia thành viên phát hiện Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, Streptococcus pneumonia
kháng kháng sinh. Mặc dù tỉ lệ vi khuẩn không nhạy cảm với cùng một kháng sinh được phát hiện ở mỗi quốc gia là không giống nhau, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên phát hiện kháng kháng sinh ở các chủng trên nhìn chung ngày càng gia tăng. Escherichia coli được phát hiện kháng 9 kháng sinh trong đó Ceftriaxone cao nhất với 100%, Cefepime và Ampicillin Levo là 90% (ở Ai Cập). Kháng 12 kháng sinh trong đó Ampicillin Levo là 90% và Co-trimoxazole là 70% (ở Philippines). Kháng 11 kháng sinh trong đó cao nhất là Ampicillin với 90% và Co-trimoxazole với 55% (ở Thái Lan).
Klebsiella pneumoniađược phát hiện kháng 9 kháng sinh trong đó cao nhất là Ceftriaxone với 50%. Kháng 9 kháng sinh trong đó kháng Cefotaxime lên tới
95% và Ceftriaxone là 90% (ở Ai cập). Phát hiện kháng 3 kháng sinh trong đó kháng Fluoroquinolones là 45% và Cephalosporin thế hệ 3 là 30% (ở Síp). Ngoài ra, nhiều chủng vi khuẩn khác cũng phát hiện đề kháng nhiều loại kháng sinh, trong đó có cả các kháng sinh mới [77],[78].
Trước sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh hiện nay với những hậu quả của nó, cần có thêm hành động trên khắp các cơ sở, ngành công nghiệp và quốc gia để bảo vệ mọi người khỏi các mối đe dọa kháng kháng sinh [43].
1.4.2. Thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Tình trạng phổ biến của vi khuẩn kháng kháng sinh ở Việt Nam đã ở mức độ báo động [17].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014 của Lê Văn Nam và cộng sự tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Quân y, kết quả cho thấy 39,29 % chủng E. coli sinh ESBL. Kháng sinh bị kháng tỷ lệ cao là ampicilin, trimethoprim/sulfamethoxazole, cephazolin, ceftriaxone, ciprofloxacin và levofloxacin đều 35,71% với tỉ lệ lần lượt là 85,71%; 64,29%; 50%; 46,43%; 35,71%; 35,71% [20].
Nghiên cứu mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm của tác giả Phạm Hồng Nhung và cộng sự tại Bệnh viện bạch Mai từ năm 2011 đến năm 2015 cho thấy, nhiều kháng sinh chỉ còn nhạy cảm dưới 10% đối với Acinobacter baumannii, kể cả các kháng sinh carbapenem hay aminoglycoside. Một số kháng sinh nhóm tetracycline như minocycline và doxycyclin còn nhạy cảm với khoảng trên 30% số chủng phân lập được [24].
Kết quả nghiên cứu của Khổng ThịĐiệp và cộng sự tại Nguyên Xá, Vũ Thư, Thái Bình năm 2013 cho thấy 80,4% người khỏe mạnh có mang vi khuẩn E.coli trong đó có tới 82,9% người nhiễm E.coli sinh ESBL với 66,7% các mẫu phân người khỏe mạnh nhiễm E.coli sinh ESBL [9].
Trong nghiên cứu đặc tính kháng Ciprofloxacin ở Neisseria meningitidis
trên đối tượng là tân binh tại khu vực phía Nam Việt Nam của tác giả Nguyễn Gia Kỳ và cộng sự năm 2016, có 3 trong số 23 chủng N. meningitidis chiếm tỉ lệ 13% đề kháng với Ceftriaxone, 19 chủng đề kháng với Ciprofloxacin chiếm tỉ lệ 82,61% [18].
Nghiên cứu của Mai Nguyệt Thu Huyền và cộng sự tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 11/2016 - 11/2017 cho kết quả: Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nghiên cứu là Acinetobacter spp (19,2%). Klebsiella spp (16,8%).
Pseudomonas aeruginosa (15,6%). Haemophilus spp (9,5%) và E.coli (6,9%). Có 47,3% vi khuẩn E.coli và 27% Klebsiella spp tiết men ESBL(+). Trong đó, trên 70% E. coli kháng với nhóm Cephalosporins và Fluoroquinolone. 46 - 59%
Klebsiella spp kháng với nhóm Cephalosporins và 34,9 - 36,8% kháng với Fluoroquinolone. Với Gentamycin thì E. coli và Klebsiella kháng lần lượt là 45,5% và 37,6%. Đối với Staphylococcus aureus thì 80,5% chủng kháng nhóm Cephalosporins, Carbapenemss và Penicillins kết hợp; 79% chủng kháng nhóm Macrolide và trên 80% chủng kháng Clindamycin [16].
Nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Nghi và cộng sự tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017, kết quả: Vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm và Gram dương phân lập được lần lượt là 60,9% và 39,1%. Ở mỗi nhóm phân lập được đều phát hiện có kháng kháng sinh với tỉ lệ khá cao. Phát hiện Escherichia coli
kháng 18 kháng sinh, cao nhất là Ampicillin (100%), Bactrim (92,7%), Nalidixic acidv (91,5%), Tetracycline (84,6%). Staphylococcus aureus kháng 16 kháng sinh, cao nhất là Penicillin (100%), Erythromycin (93,4%), Clindamycin (92,6%), Azithromycin (91,9%). Klebsiella spp kháng 19 kháng sinh, cao nhất là Ampicillin (100%), Bactrim (90,3%), Tetracycline (86,4%).
Staphylococcus epidermidis kháng 14 kháng sinh, trong đó 100% kháng Bactrim; 96,2% kháng Penicillin; 80,8% kháng Erythromycin. Acinetobacter spp
kháng 14 kháng sinh, Pseudomonas aeruginosa kháng 10 kháng sinh.
Kết quả nghiên cứu của Ngô Thế Hoàng và cộng sự thực hiện từ 4/2018 đến 5/2019 tại Khoa hô hấp Bệnh viện Thống Nhất: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là S. pneumoniae 43,8%; P. aeruginosa 15,8%; A. baumannii 12,5%; S. aureus
10,4%; K. pneumoniae 9,4% và E. coli 8,3%. Trong đó, S. Pneumoniae có tỉ lệ kháng cao với nhiều loại kháng sinh: kháng Penicillin 66,7%, kháng Ampicillin 75,8%; Erythromycin 94,3%, kháng Clindamycin 71,4%, kháng Tetracycline 83,9%.
S. aureus kháng Penicillin 100%; Oxacillin 88,9%, Gentamicin và Ciprofloxacin 87,5%; Moxifloxacin 100%; Imipenem 83,3%. P. aeruginosa kháng với hầu hết các kháng sinh, cao nhất với Piperacillin 46,1%; thấp nhất là Cefepime (7,7%). Nhóm A. baumannii kháng gần như toàn bộ với các loại kháng sinh, kháng cao nhất với với Piperacillin 77,8% và thấp nhất với Meropenem 25% [15].
Qua các nghiên cứu cho thấy, ở mỗi địa điểm nghiên cứu khác nhau, có các vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau về số lượng, tỉ lệ. Tuy nhiên, rất nhiều vi khuẩn phân lập được ở mỗi nghiên cứu có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Tỉ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh do các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến ở Việt Nam [17]. Vì vậy, cần học cách xác định chính xác hơn các tác nhân gây bệnh và hạn chế việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng vi sinh vật và các phương pháp thực hành khác đẩy nhanh sự xuất hiện của các cơ chế kháng thuốc mới [37] là điều cần thiết.