Đặc điểm chung của các bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019 (Trang 63 - 65)

- Đánh giá mức độ thực hành bằng điểm theo bảng kiểm Các bà mẹ làm đúng

4.1.1. Đặc điểm chung của các bà mẹ

Đặc điểm về tuổi. Tuổi trung bình của các bà mẹ có con co giật do sốt trong

nghiên cứu này của chúng tôi là 29,8 tuổi. Người ít tuổi nhất là 21 tuổi và lớn tuổi nhất là 40 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với tuổi của các bà mẹ trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc An tại BV Xanh Pôn là 30,5 tuổi (20-43 tuổi) [1]. Hay nghiên cứu của Ali-Asghar Kolahi và Shahrokh T ở Tehran, Iran (2008) là 27 tuổi (20-38 tuổi) [22]. Đây là nhóm tuổi sinh đẻ của phụ nữ do vậy tuổi trung bình của các bà mẹ ở các nghiên cứu này là tương đồng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm các bà mẹ từ 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 72,4%. Tỷ lệ này tương ứng với nhóm tuổi từ 20-30 của các bà mẹ tại Nam Định trong nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan (72%) [5]. Bên cạnh đó nhóm bà mẹ từ 18-25 tuổi chiếm 14,1%. Đây là nhóm bà mẹ sinh con lần đầu, còn trẻ nên kỹ năng, kiến thức về chăm sóc trẻ nói chung và chăm sóc trẻ co giật do sốt nói riêng có thể còn hạn chế. Tuy nhiên mức độ kiến thức, thực hành của họ có thể được cải thiện nhanh hơn do họ trẻ nên khả năng tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm tốt hơn.

Đặc điểm cư trú. Trong nghiên cứu này tỷ lệ các bà mẹ sống ở nông thôn

chiếm ưu thế (57,1%) thành thị chiếm 42,9%. Tỷ lệ bà mẹ sống ở thành thị trong nghiên cứu này cao hơn một chút so với nghiên cứu tại Nam Định của Hoàng Thị Vân Lan (38%) [5]. Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về địa bàn nghiên cứu. Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung Ương nên tỷ lệ người dân sống ở thành thị cũng sẽ cao hơn so với Nam Định. Đây là điều kiện thuận lợi để các bà mẹ trong nghiên cứu này có khả năng tiếp cận thông tin chăm sóc trẻ tốt hơn.

Trình độ học vấn. Kết quả cho thấy trình độ học vấn của các bà mẹ trong

nghiên cứu này khá cao. Cụ thể tỷ lệ bà mẹ có trình độ THPT và TC/CĐ/ĐH lần lượt là 40,4% và 42,3%. Chỉ có 9,6% bà mẹ có trình độ dưới THPT. Tỷ lệ này cũng tương đồng với trình độ các bà mẹ có con co giật do sốt trong nghiên cứu tại BV Xanh Pôn của Nguyễn Quốc An (39,7%) bà mẹ có trình độ Đại học, dưới THPT là 6,9%) [1]. Ngoài ra chúng ta có thể thấy trình độ của các bà mẹ trong hai nghiên cứu trên cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan tại Nam Định (16% bà mẹ có trình độ TC/CĐ/ĐH; 28% bà mẹ có trình dộ < THPT) [5]. Có sự khác nhau ở ba nghiên cứu trên là do khác nhau về địa điểm nghiên cứu ở thành phố (Hà Nội, Hải Phòng) và ở tỉnh (Nam Định). Trình độ học vấn cao là điểm thuận lợi cho việc tư vấn nâng cao kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ co giật do sốt cao của các bà mẹ. Tuy nhiên có thể chúng ta cũng phải chọn những phương pháp, nội dung tư vấn phù hợp hơn.

Nghề nghiệp. Tỷ lệ các bà mẹ là nông dân chiếm 35,3%. Công nhân viên

chức 25%; còn lại tỷ lệ bà mẹ nội trợ, làm nghề tự do khoảng 20,5%. Đặc biệt do ở thành thị nên có 19,2% bà mẹ làm kinh doanh từ nhỏ lẻ đến buôn bán lớn. Kết quả này cho thấy một tỷ lệ lớn các bà mẹ làm các công việc bận rộn như kinh doanh, nông dân, công nhân nên thời gian chăm sóc con cái có thể bị hạn chế. Phải nhờ người quen, người thân (bố mẹ) chăm sóc con cái. Nên có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ khi bị sốt cũng như dự phòng co giật do sốt.

4.1.2. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt.

Tuổi. Tuổi trung bình của trẻ co giật do sốt trong nghiên cứu này là 23,55

tháng. Trong đó nhóm tuổi từ 12-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44,9%. Tiếp theo là nhóm tuổi < 12 tháng tuổi chiếm 25%. Nhóm tuổi từ 24-36% là 16,0%. Tỷ lệ trẻ trên 3 tuổi là 14,1%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan với tỷ lệ trẻ trong nhóm tuổi từ 12-24 tháng tuổi là 42%. Từ 24-36 tháng là 10% [5]. Ngoài ra kết quả trong nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Thu với tuổi trung bình 24,7 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ nhóm tuổi từ 12-24 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (39,8%) [14]. Kết quả này phù hợp với đặc điểm

dịch tễ học trẻ co giật do sốt hay gặp ở lứa tuổi < 36 tháng tuổi. Do lứa tuổi này hay gặp các bệnh về nhiễm trùng (viêm mũi họng, viêm phế quản, tay chân miệng…) nên dẫn đến tình trạng sốt cao và có thể dẫn đến tình trạng co giật của trẻ.

Giới. Tỷ lệ trẻ trai co giật do sốt cao so với trẻ gái trong nghiên cứu này là

1,55 (60,9% so với 39,1%). Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của là 1,5 nam /1 nữ. Ngoài ra tỷ lệ trẻ nam/nữ trong nghiên cứu của Lê Thiện Thuyết là 1,5/1 [16]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thoại là 1,84/1 [15]. Như vậy kết quả nghiên cứu này cũng như một số nghiên cứu tương đồng khác cho thấy co giật do sốt cao hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái.

Tiền sử trẻ. Tỷ lệ trẻ có tiền sử đẻ can thiệp trong nghiên cứu này là 19,9%;

đẻ non là 9,0%; đẻ nhẹ cân so với tuổi thai là 5,1%. Kết quả này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, tỷ lệ đẻ can thiệp 19%; đẻ non 8,5% [13]. Ngoài ra kết quả cũng cho thấy có 29,5% trẻ đã từng có tiền sử co giật trước đây. Trong đó có 71,8% trẻ co giật do sốt lần đầu tiên, 23,1% co giật do sốt lần thứ 2 và 5,1% trẻ trước đó có tiền sử > 2 lần co giật trở lên. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trước đây như nghiên cứu của Nguyễn Đình Thoại [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)