Các nghiên cứu về các giải pháp dự phòng co giật do sốt ở trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019 (Trang 30 - 33)

1.4.1. Thế giới

Sakai R1 và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu kiến thức và nhận thức các bà mẹ về sốt ở trẻ em và thực hành quản lý sốt. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh kiến thức và nhận thức của các bà mẹ về sốt, thực hành quản lý sốt và nguồn thông tin của các bà mẹ có con có và không có tiền sử CGDS. Tổng cộng có 386 phản hồi đã được phân tích. Những bà mẹ có con bị tiền sử sốt cao đã chứng minh tỷ lệ chính xác cao hơn trong kiến thức về sốt của họ so với những người trong nhóm khác. Các bà mẹ có con bị tiền sử sốt cao đã sử dụng giao tiếp cá nhân, trong khi những bà mẹ trong nhóm khác dựa vào thông tin đại chúng để biết thông tin sức khỏe. Cung cấp thông tin chính xác cho các thành viên trong gia đình là điều cần thiết để cung cấp cho các bà mẹ cả thông tin chính xác và hỗ trợ cảm xúc .

Nghiên cứu của các tác giả Asiri NA1, Bin Joubah MA, Khan SM, Jan MM (2014) về kiến thức của khi phỏng vấn 92 bà mẹ về kiến thức co giật cấp tính tại Phòng khám Thần kinh Nhi của Bệnh viện Đại học King Abdulaziz, Jeddah, Vương quốc Ả Rập Saudi, cho thấy: 41% chứng kiến ít nhất một cơn động kinh cấp tính ở đứa trẻ bị ảnh hưởng của họ (khoảng 1-15 tuổi, trung bình 4,5). Có tới 26% cảm thấy không hiểu biết gì về việc chăm sóc và quản lý cơn động kinh cấp tính. Những bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn (bằng đại học hoặc cao đẳng) có nhiều khả năng cảm thấy rất hiểu biết (19% so với 11%, p = 0,02). Chỉ 10% biết về một loại thuốc chống động kinh có thể được sử dụng tại nhà để ngăn chặn cơn động kinh kéo dài, và 35% đề cập rằng họ sẽ đợi trong 15 phút trước khi đưa trẻ đến khoa cấp cứu. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ hiểu biết và hành vi của người mẹ trong cơn động kinh cấp tính cần cải thiện. Nhiều bà mẹ có thông tin sai lệch đáng kể, hành vi tiêu cực và thực hành quản lý kém. Tăng cường nhận thức và các chương trình giáo dục là cần thiết .

Một nghiên cứu định tính của Mahbobeh Sajadi và Sharareh Khosravi (2017) trên các bà mẹ ở bệnh viện Amir Kabir của thành phố Arak về chia sẻ kinh nghiệm của họ thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. CGDS ở trẻ em là một kinh

nghiệm đáng sợ đối với các bà mẹ. Kinh nghiệm này có thể có những khía cạnh chưa biết, cần phải được điều tra để có kế hoạch hỗ trợ tốt hơn cho các bà mẹ và trẻ em. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích khám phá những trải nghiệm của những bà mẹ có con bị CGDS .

Nghiên cứu của S S K Abeysekara, M và các cộng sự (2018) được thực hiện trên 150 bà mẹ đang có con dưới 5 tuổi được nhận vào khoa nhi của bệnh viện giảng dạy Kandy bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và thiết kế nghiên cứu mô tả. Theo kết quả của nghiên cứu này, kết luận rằng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của CGDS, nhưng vẫn còn một số lĩnh vực cần được cải thiện. Thói quen phổ biến nhất của các bà mẹ trong trường hợp CGDS là tắm bọt biển Tepid, tắm bằng nước lạnh và cho uống paracetamol. Hơn nữa, niềm tin tiêu cực vẫn còn tồn tại liên quan đến thói quen phổ biến nhất của các bà mẹ trong trường hợp CGDS và những quan niệm sai lầm đó có thể dẫn đến những hành động không phù hợp hoặc thậm chí có hại trong nỗ lực kiểm soát co giật .

1.4.2. Việt Nam

Nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị sốt cao co giật tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thanh cho kết quả: 18,8% các bà mẹ kiểm tra sốt khi con bị co giật; các bà mẹ không sử dụng nhiệt kế mà do cảm nhận chiếm 86,2%; 19,8% các bà mẹ không đánh giá được sốt khi con mình đạng bị CGDS; 53,7% số các bà mẹ cho là cần sử dụng thuốc hạ sốt khi con bị sốt cao tại nhà; các bà mẹ cho là cần sử dụng phối hợp các phương pháp hạ sốt chiếm 67,5%; số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị co giật chiếm 81,3% và 58,3% số bà mẹ chưa biết cách phòng cơn giật cho con mình .

Nghiên cứu của Đặng Thị Hà và Đoàn Thị Vân (2010) về khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của 106 bà mẹ có trẻ bị sốt cao đến khám tại bệnh viện đa khoa Phúc Yên cho kết quả 57,5% nhận được nguồn cung cấp kiến thức. Chỉ có 36,8 % bà mẹ có kiến thức xử trí tốt; 35,8% có thái độ xử trí tốt và 34,9 % có hành vi xử trí tốt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kiến thức và trình độ học vấn.

Hầu hết kiến thức về xử trí sốt cao của các bà mẹ về tuổi, nghề nghiệp, thu nhập gia đình, nguồn cung cấp thông tin mẹ thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị P<0,05. Có sự khác biệt giữa kiến thức và hành vi với p=0.023 OR=2.586 .

Tác giả Trần Thị Lan Phương (2012) khi tiến hành cứu mô tả cắt ngang có can thiệp trên tất cả các trẻ nhi bị sốt đến khám và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Việt Nam Cu Ba cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê khi chọn những trẻ sốt cao trên 390C nhưng chưa dùng thuốc hạ sốt trước đó 6 giờ và chia hai nhóm ngẫu nhiên để nghiên cứu: Nhóm một chỉ dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol. Nhóm hai: kết hợp dùng thuốc Paracetamol với chườm cơ thể bằng nước ấm. Theo dõi nhiệt độ của hai nhóm này sau 15 phút thấy nhóm một giảm 1,1 ± 0,3 độ; nhóm 2 là 0,4 ± 0,3 độ. So sánh sự giảm nhiệt độ của hai nhóm sau 30 phút thấy nhiệt độ giảm trung bình của nhóm một là 2,3 ± 0,5, nhóm hai là 1,8 ± 0,6. Từ đó nghiên cứu kết luận rằng: Chườm ấm kết hợp với uống thuốc hạ sốt có tác dụng giảm nhiệt tốt hơn so với chỉ dùng uống thuốc hạ sốt đơn thuần .

Khi phỏng vấn trực tiếp 240 bà mẹ có con sốt co giật cơn đơn giản tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 10 tháng, nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Diệp và các cộng sự (2011) chỉ ra rằng 60% bà mẹ (n=144) biết về sốt co giật trong khi 12% (n=29) chưa từng nghe qua bệnh lý này. Nguồn thông tin được nhiều bà mẹ tiếp nhận nhất là từ gia đình với 60%, nhân viên y tế chỉ chiếm 35% (n=74). Các bà mẹ cho là bệnh lý này nguy hiểm trong 93% trường hợp (n=224). Chỉ 15% (n= 30) bà mẹ có hành vi xử trí đúng. Yếu tố có liên quan đến tỷ lệ kiến thức và hành vi đúng ở bà mẹ chính là việc nhận thông tin từ nhân viên y tế. Tuy vậy, trong nghiên cứu này, chưa nhận thấy mối liên quan giữa việc có kiến thức đúng của bà mẹ với có hành vi hay thái độ đúng trước sốt cao co giật .

Phạm Hải Yến nghiên cứu trên 278 trẻ nhập viện và các bà mẹ có con bị sốt nhập viện tại khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103 trong 2 tháng 8 và 9 năm 2013, cho thấy: 73,7% số trẻ nhập viện là có sốt. Nhóm tuổi thường gặp là 6 - 36 tháng (60,9%); 17,6% bà mẹ có hành vi hỗ trợ hạ sốt cho trẻ chưa đúng như chườm nước lạnh, xoa cồn, hoặc không biết làm gì để hỗ trợ hạ sốt cho trẻ; 52,9% số bà mẹ tự

dùng thuốc hạ sốt cho con. Chỉ có 19,7% số bà mẹ biết nạp thuốc vào hậu môn cho trẻ. Còn 7,8% không biết tính khoảng cách thời gian dùng thuốc cho lần tiếp theo .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)