Thực trạng hoạt động chăm sóc sau phẫu thuật mở ổ bụng qua đánh giá từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2020 (Trang 62 - 71)

người bệnh.

4.1.1. Công tác tiếp đón người bnh vào khoa điu tr

Để tạo được mối quan hệ gắn kết, thoải mái và thân thiện cũng như giúp người bệnh và người nhà NB hiểu được nội quy, quy định và các thủ tục hành chính của bệnh viện thì việc thực hiện tốt công tác tiếp đón người bệnh sau khi phẫu thuật về điều trị tại khoa là vô cùng cần thiết. Vì thế công tác tiếp đón của điều dưỡng viên đã thực hiện thể hiện sự chu đáo, tận tình với người bệnh [63].

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy: 92,7% người bệnh đánh giá điều dưỡng thực hiện tốt việc đón tiếp với thái độ niềm nở, cảm thông và 91,9 % NB đánh giá điều dưỡng đã hướng dẫn đầy đủ các thủ tục hành chính và trang bị đầy đủ quần áo, chăn ga, gối khi NB vào khoa. Tuy nhiên, vẫn còn 8,1% NB cho biết ĐD đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc giải thích quyền và nghĩa vụ của NB khi nằm viện. Tỷ lệ đạt yêu cầu chung cho công tác đón tiếp NB thông qua đánh giá của NB đạt 85,4%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng chỉ đạt 78,9% [24]. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Quách Chí Đông (2018) tại bệnh viện Ninh Bình với 93% NB đánh giá được điều dưỡng đón tiếp vui vẻ, hướng dẫn nội quy và xếp giường ngay [12], thấp hơn tỷ lệđạt yêu cầu so với nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) tại Bệnh viện Hữu Nghị với 95,8% [22] và thấp hơn so với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến về thực trạng công tác chăm sóc toàn diện NB của ĐDV Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nông nghiệp năm 2013 với tỷ lệ 97,2% người bệnh rất hài lòng với công tác tiếp đón [40]. Kết quảđạt được đó có thể là do điều dưỡng của bệnh viện đã chu đáo, ân cần, niềm nở hơn khi tiếp đón NB nói riêng, cũng như sự chỉ đạo và chú trọng của lãnh đạo bệnh viện đến khâu

toàn diện và tính chất đặc thù của Khoa Hồi sức cấp cứu vì vậy tỷ lệ điều dưỡng phụ trách chăm sóc cho một người bệnh cao hơn ở các khoa khác chính vì vậy có thể là yếu tố giúp công tác tiếp đón người bệnh trong nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến có tỷ lệđạt cao hơn. Tỷ lệđạt yêu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với đánh giá trong nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu năm 2014 tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa với 88% NB được đón tiếp chu đáo khi vào viện [9]. Đạt được kết quả cao như trên là do BV đã triển khai thực hiện tốt việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh”, việc đó đã góp phần nâng cao nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế nói chung và đội ngũ ĐD nói riêng mang lại niềm tin và sự hài lòng của người bệnh [62].

4.1.2. Công tác chăm sóc, h tr v tâm lý tinh thn cho người bnh

Theo Rubin cho biết 92% người bệnh phẫu thuật mở ổ bụng phàn nàn về mệt mỏi sau mổ vì người bệnh vừa trải qua những đau đớn, biến dạng, tai biến do phẫu thuật, trong 24 giờđầu sau phẫu thuật 88% người bệnh trải qua đau vừa hoặc đau nặng vào một lúc nào đó và 7% trong số họ cảm thấy đau không chịu nổi [64]. Theo lý thuyết Lenz và cộng sự đã chỉ ra rằng: mệt mỏi ảnh hưởng bởi ba yếu tố là tâm lý, sinh lý và tình huống [54]. Việc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh lúc này giúp người bệnh đỡ mệt mỏi, đỡđau, tin tưởng, yên tâm phối hợp và tuân thủđúng chếđộđiều trị [21], [36], [65].

Theo kết quả bảng 3.3 người bệnh đánh giá điều dưỡng thực hiện tốt việc quan tâm, chia sẻ, hỏi thăm sức khỏe và động viên người bệnh yên tâm điều trị, đồng thời có thái độ và hành vi luôn tôn trọng và cảm thông với người bệnh với tỷ lệ đạt rất cao (87% và 85,4%). Bên cạnh đó vẫn còn 10,6 % người bệnh cho rằng điều dưỡng đã thực hiện chưa tốt việc giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của họ trong quá trình điều trị và chăm sóc. Tỷ lệđánh giá chung công tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý tinh thần cho người bệnh đạt yêu cầu là 79,7 %. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Khánh Hòa với 83,2% người bệnh đánh giá người bệnh có sự quan tâm chăm sóc về tâm lý, tinh thần cho NB [9], thấp hơn tỷ lệ đạt yêu cầu so với nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) với 94,9% [22], nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến (2013) là 94,7% [40], nghiên cứu của Đào Đức Hạnh (2015) là 94,8% [13]. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần đạt yêu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với tỷ lệ đạt yêu cầu (66,2%) trong nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) tại Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương [22], và cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (2015) với tỷ lệ đạt yêu cầu là 78,8% [24]. Giải thích cho vấn đề có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của các tác giả có thể là do đặc điểm về địa lý cũng như phạm vi nghiên cứu khác nhau (ở khoa, ở bệnh viện, và ở cấp độ tỉnh thành).

4.1.3. Công tác theo dõi, đánh giá người bnh

Người bệnh sau phẫu thuật cần được theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình điều trị. Đây là nhiệm vụ quan trọng của người điều dưỡng nhằm đánh giá tình trạng của người bệnh để có can thiệp điều dưỡng phù hợp, đồng thời theo dõi phát hiện, xử trí và báo cáo kịp thời những bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị [38].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.4 cho thấy tất cả các nội dung trong công tác theo dõi và đánh giá người bệnh đều đạt kết quả cao, với 91,1% người bệnh đánh giá điều dưỡng đã quan tâm hỏi thăm sức khỏe và theo dõi diễn biến bệnh tật của họ hàng ngày, có tới 88,6 % người bệnh cho rằng điều dưỡng đã khẩn trương đến ngay và xử trí kịp thời khi người bệnh có dấu hiệu bất thường. Tỷ lệ người bệnh đánh giá chung về công tác theo dõi, đánh giá người bệnh của điều dưỡng đạt yêu cầu cao chiếm tỷ lệ là 80,5%. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn trong nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) tại BV Hữu Nghị với 94% người bệnh đánh giá điều dưỡng đã thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá NB [22], nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến (2013) tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nông Nghiệp có tới 96,1% NB cho rằng ĐD đã thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá NB

[40]. Tỷ lệ đạt yêu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với đánh giá trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (2015) tại BV Lao và bệnh phổi Trung ương với 85% người bệnh đánh giá điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi và đánh giá người bệnh [24], và thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Châm (2014) tại BV Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre chỉ có 85,9% điều dưỡng hoàn thành nhiệm vụ theo dõi, đánh giá NB [26]. Nhìn chung công tác theo dõi, đánh giá người bệnh của điều dưỡng được người bệnh đánh giá cao, tuy nhiên vẫn còn 19,5 % người bệnh cho rằng điều dưỡng chưa thực hiện tốt việc theo dõi diễn biến bệnh của họ. Qua đây cho thấy cần có sự kiểm tra, giám sát và đôn đốc thường xuyên hơn của đội ngũ lãnh đạo khoa, ĐD trưởng khoa trong việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

4.1.4. Công tác h trđiu tr và phi hp, thc hin y lnh ca bác sĩ

Hassan H và cộng sự (2009) khi tiến hành nghiên cứu về nhận thức của 92 ĐD đối với những thiếu sót trong thực hiện thuốc ở Malaysia kết quả là 81,25% ĐD cho rằng thiếu sót thường xảy ra trong 5 năm làm việc đầu tiên của họ [50].

“Bảo đảm NB uống thuốc ngay tại giường trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên” đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng được quy định tại điều 10, chương 2 Thông tư 07/2011/TT-BYT [6]. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5, tuy đây là nhiệm vụ có kết quả thấp nhất trong công tác hỗ trợđiều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ nhưng tỷ lệ thực hiện tốt, đầy đủ việc cho người bệnh uống thuốc tại giường, trước sự chứng kiến của ĐD cũng đạt 85,4%. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa với 61% NB đánh giá điều dưỡng có thực hiện việc cho NB uống tại giường, trước sự chứng kiến của điều dưỡng [9] và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 13,5% trong nghiên cứu của Bùi Anh Tú ( 2015) tại viện Y học cổ truyền quân đội [33]. Tuy nhiên lại thấp hơn so với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến (2013) tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nông Nghiệp là 99,3% [40]. Bên cạnh đó các nội dung khác của công tác này được người bệnh đánh giá rất

cao đều có tỷ lệ thực hiện tốt trên 85,4%, và tỷ lệ đánh giá chung về công tác này cũng đạt khá cao là 83%. Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ 79,3% người bệnh đánh giá điều dưỡng đã thực hiện tốt việc hỗ trợđiều trị và phối hợp, thực hiện y lệnh của bác sĩ trong nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) [9], nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (2015) tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương là 81,2%. Đạt được kết quả trên là do Bệnh viện đã làm tốt việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác điều dưỡng và đặc biệt đã triển khai áp dụng thành công Thông tư 07/2011/TT- BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện vào thực tế, nội dung Thông tưđã được phổ biến tới tất cả các cán bộ, nhân viên y tế và đặc biệt là đội ngũđiều dưỡng từđó góp phần nâng cao ý thức thực hành của điều dưỡng trong việc phối hợp và thực hiên y lệnh của bác sĩ.

4.1.5 Công tác tư vn, hướng dn giáo dc sc khe cho người bnh

Tại điều 4 của Thông tư 07/2011/TT-BYT đã quy định rõ: Người bệnh nằm viện được ĐDV tư vấn, GDSK, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [7]. Tư vấn GDSK tốt giúp cho người bệnh có đủ kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi để nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, và tuân thủ điều trị. Mặc dù đây là một nhiệm vụ cần thiết nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy khi người bệnh ra viện do ít thời gian, khối lượng công việc nhiều mà nhân lực lại thiếu vì thế đôi lúc việc tư vấn và GDSK cho người bệnh khi ra viện còn chưa được chu đáo.

Bảng 3.6 thấy 26% NB cho rằng điều dưỡng hướng dẫn chưa đầy đủ hoặc không hướng dẫn cho họ các phương pháp luyện tập nâng cao sức khỏe tại gia đình sau khi ra viện và chỉ có 74% người bệnh đánh giá điều dưỡng thực hiện tốt việc tư vấn, GDSK. Tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) tại Bệnh viện Hữu Nghị với 66,2% người bệnh cho rằng điều dưỡng đã làm tốt việc tư vấn, GDSK cho họ [22]. Nhưng lại thấp hơn tỷ lệ đạt yêu cầu trong nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa là 81,3% [9], và thấp hơn nghiên cứu của Bùi Anh Tú (2015) tại Viện Y học cổ

truyền quân đội với 76% người bệnh rất hài lòng với công tác tư vấn, GDSK [33], nghiên cứu của Châu Thị Hoa (2010) tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế cũng đạt tỷ lệ 76% [14]. Tuy nhiên tỷ lệđạt yêu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với đánh giá trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (2015) tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương chỉ có 50,2% [24]. Nhìn chung, bên cạnh những kết quả đạt được công tác tư vấn, GDSK vẫn còn nhiều hạn chế, còn một tỷ lệ không nhỏ 26% NB đánh giá điều dưỡng chưa thực hiên tốt việc tư vấn, GDSK cho họ. Qua đây cho thấy BV cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhân lực và tăng cường công tác đào tạo về tư vấn, GDSK cho điều dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

4.1.6. Công tác chăm sóc dinh dưỡng, h tr người bnh ăn ung

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và đảm bảo sức khỏe của con người. Đặc biệt, đối với người bệnh sau phẫu thuật dinh dưỡng là một phần quan trọng không thể thiếu được trong điều trị tổng hợp và chăm sóc toàn diện. Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình liền vết thương. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho NB điều trị nội trú giúp làm giảm nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD), tránh mắc thêm các bệnh nhiễm trùng, tăng khả năng hồi phục, giảm thời gian nằm viện, cải thiện chi phí điều trị, quá tải và nằm ghép trong bệnh viện, từđó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tăng sự hài lòng của NB. Vì thế, vai trò tư vấn, giám sát, hỗ trợ người bệnh của các ĐD về chếđộ ăn và dinh dưỡng là hết sức cần thiết [25].

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình liền vết thương, đặc biệt là những người bệnh phẫu thuật mởổ bụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ người bệnh ăn uống của ĐD thông qua 3 hoạt động:

- Tư vấn chếđộăn phù hợp với bệnh lý.

- Giúp đỡ người bệnh có khó khăn trong ăn uống. - Trực tiếp cho người bệnh ăn qua sonde.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy có 89,4% trường hợp người bệnh đánh giá ĐD thực hiện tốt việc giải thích, hướng dẫn cho NB chếđộăn theo bệnh tật. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến (2013) tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nông Nghiệp với 94,4% tỷ lệ ĐD được người bệnh đánh giá thực hiện tốt việc phổ biến, giải thích chế độ ăn theo bệnh tật [40], và thấp hơn trong nghiên cứu của Đào Đức Hạnh (2015) tại Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là 91% [13]. Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể (10,6%) người bệnh cho rằng điều dưỡng thực hiện chưa đầy đủ hoặc không thực hiện tư vấn chếđộăn cho họ.

Đối với người bệnh có khó khăn khi ăn uống thì có tới 88,6% NB được điều dưỡng thực hiện giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh ăn uống và đối với người bệnh nặng phải ăn qua sonde thì chỉ có 95,9% người bệnh đánh giá được điều dưỡng trực tiếp cho ăn qua sonde, còn 4,1% trường hợp nhận xét là do người nhà người bệnh cho ăn. Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) chỉ có 8,1% số NB phản ánh ĐD không thực hiện cho NB ăn qua sonde mà do người CSNB thực hiện [22], nhưng tại nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) lại có tới 55,6% số trường hợp người bệnh có chỉđịnh ăn qua sonde do người nhà thực hiện.

4.1.7. Công tác chăm sóc, h tr người bnh v sinh hàng ngày

Sau phẫu thuật người bệnh đau đớn, đi lại khó khăn, có nhu cầu được chăm sóc về vệ sinh cá nhân hàng ngày như vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện. Người bệnh chăm sóc cấp I phải do nhân viên y tế đảm nhiệm, người bệnh chăm sóc cấp II, cấp III tự làm dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và được hỗ trợ khi cần [7].

Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu bảng 3.8 thì chỉ có 93,5% người bệnh đánh giá điều dưỡng thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân khi họ gặp khó khăn, và 6,5% cho rằng được điều dưỡng giúp đỡ nhưng không thường xuyên. Đối với người bệnh nặng không tự vệ sinh cá nhân được, tỷ lệ điều dưỡng trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ họ cũng đạt kết quả là 81,3%. Kết quả này cao hơn nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2020 (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)