Các yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2020 (Trang 77 - 110)

4.3.1. Các yếu t liên quan đến hot động chăm sóc ca điu dưỡng qua đánh giá ca người bnh.

Bảng 3.15 có mối liên quan giữa tuổi của người bệnh và đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Tỷ lệ người bệnh sau phẫu thuật mở ổ bụng đánh giá chăm sóc của điều dưỡng đạt ở nhóm tuổi 30 – 59 tuổi là 72,9% cao hơn với nhóm tuổi trên 60 tuổi (p<0,05). Ta thấy người bệnh tuổi cao trên 60 tuổi đánh giá tỉ lệ điều dưỡng chăm sóc đạt thấp hơn. Điều này có thể giải thích người cao tuổi sức khỏe và trí nhớ có thể giảm sút, nhu cầu chăm sóc nhiều hơn, khó tính hơn dẫn đến tình trạng đánh giá công việc chăm sóc của người bệnh thiếu chính xác, hoặc có thể trả lời theo cảm tính.

Tỷ lệ người bệnh sau phẫu thuật mởổ bụng có trình độ học vấn là THPT đánh giá chăm sóc của điều dưỡng đạt là 73,3% cao hơn so với NB ở các trình độ khác (p<0,05). Điều này cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn của người bệnh với đánh giá chăm sóc điều dưỡng.

4.3.2. Các yếu t liên quan đến thc trng chăm sóc sau phu thut m bng ca điu dưỡng qua thc hành chăm sóc ca điu dưỡng.

4.3.2.1. Các yếu tố liên quan đến thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật mởổ bụng của điều dưỡng qua thực hành chăm sóc tiêm an toàn điều dưỡng.

Bảng 3.16 cho thấy khi tìm hiểu mối liên quan giữa thâm niên công tác và thực hành về tiêm an toàn của ĐD cho thấy ĐD nhóm ĐD có trên 10 năm kinh nghiệm có số lần thực hiện quy trình tiêm an toàn đạt là 57% cao hơn nhóm ĐD dưới 10

năm kinh nghiệm là 25%, (p < 0,05). Điều này cho thấy những điều dưỡng có thâm niên công tác trên 10 năm họ có kinh nghiệm, thời gian thực hành nhiều hơn nên họ thực hành tiêm an toàn tốt hơn so với những điều dưỡng có kinh nghiệm dưới 10 năm. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Duy Thị Thanh Huyền tỷ lệ ĐD viên có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 53,8% cao hơn ĐD có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm 33,3 % [16].

Nghiên cứu cũng cho thấy ĐD có trình độ cao đẳng, đại học có số lần thực hiện quy trình tiêm an toàn đạt là 89,3% và 75% cao hơn ĐD có trình độ trung cấp là 72,2% (p<0,05). Giải thích điều này là do điều dưỡng cao đẳng, đại học có kiến thức, kỹ năng tay nghề thành thạo hơn những điều dưỡng có trình độ trung cấp, kết quả của chúng tôi cao hơn của Duy Thị Thanh Huyền tỉ lệĐD có trình độ Đại học, cao đẳng là 42,9% cao hơn điều dưỡng có trình độ trung cấp là 33,3%[16].

Trong nghiên cứu của chúng tôi ĐD có số NB chăm sóc/ ngày nhiều ít hơn 6 người có số lần thực hiện quy trình tiêm an toàn đạt là 88,9% cao hơn ĐD có số NB chăm sóc/ ngày nhiều hơn 7 người là 80,5% (p< 0,05), điều này cho biết những điều dưỡng có số người bệnh chăm sóc/ ngày ít hơn họ có nhiều thời gian chăm sóc hơn cho người bệnh, áp lực công việc ít hơn nên thực hành tiêm an toàn chu đáo hơn.

Với kết quảĐD có số ca trực ít hơn 1 ca có số lần thực hiện quy trình thay băng đạt cao là 95,5% cao hơn ĐD có số ca trực nhiều hơn 2 ca là 75%; Như vậy số ca trực có liên quan đến thực hành thay băng của điều dưỡng (p > 0,05). Có thể là do số buổi trực nhiều có ảnh hưởng tới sứa khỏe mệt mỏi, làm cho công việc của điều dưỡng chưa được cẩn trọng.

4.3.2.2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật mởổ bụng qua thực hành chăm sóc thay băng của điều dưỡng.

Bảng 3.17 cho thấynhóm Điều dưỡng có trên 10 năm thâm niên có số lần thực hiện quy trình thay băng đạt là 78,5% cao hơn nhóm ĐD dưới 10 năm kinh nghiệm 60% (p< 0,05). Điều này được giải thích là do điều dưỡng có số năm làm việc nhiều hơn họ có kinh nghiệm chuyên môn cũng như đúc rút được nhiều kiến thức cũng

như thực hành nên họ thay băng tốt hơn. Kết quả của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả của Hoàng Thị Phương khi khảo sát về thực hành, nhóm Điều dưỡng có trên 5 năm kinh nghiệm có thực hành đạt cao gấp 5,1 lần Điều dưỡng dưới 5 năm kinh nghiệm, kết quả có ý nghĩa với OR = 5,1; 95% CI: 2,2-11,8 và p < 0,001[27]. Như vậy, Điều dưỡng có số năm kinh nghiệm ngoại khoa càng nhiều thì có thực hành đạt cao, người Điều dưỡng ban đầu là những người chưa có kinh nghiệm họ không chắc chắn, thiếu tự tin và thường xuyên phải hỏi đồng nghiệp, sau khi đã có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức cuối cùng họ trở thành những chuyên gia Điều dưỡng, họ hiểu thấu và giải quyết tốt được mọi tình huống lâm sàng.

Điều dưỡng có trình độ cao đẳng, đại học có số lần thực hiện quy trình thay băng đạt là 82,1 và 87,5% cao hơn Điều dưỡng có trình độ trung cấp là 52,8%; nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê với với p = 0,05. Có thể giải thích là trình độ của ĐD cao hơn họ có kiến thức tốt hơn tuy nhiên vẫn cần có thời gian thực tế kinh nghiệm làm thực hành thay băng cũng rất cần thiết.

Điều dưỡng có số người bệnh chăm sóc/ ngày ít hơn 6 người có số lần thực hiện quy trình thay băng đạt là 73,1% thấp hơn điều dưỡng có số người bệnh chăm sóc/ ngày nhiều hơn 6 người là 66,7% ( p>0,05).Điều này cho thấy thực hành thay băng của ĐD không phụ thuộc vào số người bệnh chăm sóc nhiều hơn hay ít hơn .

Điều dưỡng có số ca trực là 1 ca có số lần thực hiện quy trình thay băng đạt là 81,3% cao hơn Điều dưỡng có số ca trực nhiều hơn hoặc bằng 2 ca là 63,5% ( p<0,039). Theo kết quả này thì những điều dưỡng có số ca trực ít hơn đồng nghĩa họ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cân đối, sức khỏe ít bịảnh hưởng, áp lực nhiều bởi ca trực nên họ thực hành thay băng tốt hơn.

4.3.2.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật mởổ bụng qua thực hành thay băng rút dẫn lưu của điều dưỡng.

Bảng 3.18 cho thấy nhóm điều dưỡng có trên 10 năm kinh nghiệm có số lần thực hành rút dẫn lưu đạt có 95,4% cao hơn nhóm ĐD dưới 10 năm kinh nghiệm là

88,6%, tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa thâm niên và thực hành thay băng rút dẫn lưu của điều dưỡng. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Phùng Văn Quý, tuổi và số năm công tác không có mối liên quan đến thực hiện kỹ thuật chăm sóc. Giải thích cho điều này thì phải thấy rằng khi tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, tuy nhiên với độ tuổi trẻ họ có nhiều cơ hội để cập nhật những thông tin mới và cũng dễ dàng cập nhật hơn người lớn tuổi.

Điều dưỡng có trình độ đại học có số lần thực hiện quy trình đạt là 98,2 cao hơn điều dưỡng có trình độ cao đẳng, trung cấp là 87,5 ( p< 0,05).Giải thích điều này là do điều dưỡng có trình độ cao hơn họ có kiến thức chuyên môn vững hơn, nắm bắt quy trình và thực hiện tốt hơn điều dưỡng có trình độ thấp hơn. Kết quả của

chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Hùng có mối liên quan

có ý nghĩa thống kê giữa trình độ chuyên môn với thực hành chăm sóc ống thông tiểu

(p<0,05)[20].

Điều dưỡng có số người bệnh chăm sóc/ ngày ít hơn 6 người có số lần thực hiện quy trình đạt là 94,4 cao hơn điều dưỡng có số người bệnh chăm sóc/ ngày nhiều hơn 6 người là 92,7; nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê với p = 0,631. Điều này cho thấy số người bệnh chăm sóc/ ngày không có mối liên quan với thực hành thay băng rút dẫn lưu.

Điều dưỡng có số ca trực là 1 ca có số lần thực hiện quy trình đạt là 100% cao hơn điều dưỡng có số ca trực nhiều hơn hoặc bằng 2 ca là 86,8%; điều này cho thấy số ca trực của người bệnh có liên quan đến thực hành chăm sóc của điều dưỡng (p< 0,05).

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mở ổ bụng của điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh

Các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đều được người bệnh đánh giá cao, cụ thể: có tới 87,0% người bệnh đánh giá điều dưỡng tham gia hỗ trợ và điều trị, các hoạt động khác cũng được đánh giá cao như: công tác đón tiếp người bệnh (85,4%), công tác theo dõi đánh giá người bệnh (80,5%); giải thích, hướng dẫn chế độ ăn theo bệnh (79,5%); công tác tư vấn GDSK (74,0%).

2. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mở ổ bụng qua đánh giá thực hành chăm sóc của điều dưỡng

Các hoạt động thực hành chăm sóc của điều dưỡng thực hiện tốt cụ thể: - 97,0% số lần thực hiện quy trình thay băng rút dẫn lưu là đạt.

- 82,0% số lần thực hiện quy trình tiêm an toàn là đạt.

- 64,0% số lần thực hiện quy trình thay băng rửa vết thương là đạt.

3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

- Các yếu tố liên quan đến số lần thực hiện tiêm an toàn đạt của điều dưỡng là thâm niên, trình độ, số người bệnh chăm sóc/ ngày (p<0,05).

- Các yếu tố liên quan đến số lần thực hiện thay băng đạt của điều dưỡng là thâm niên, số ca trực/ tuần (p<0,05).

- Các yếu tố liên quan đến số lần thực hiện thay băng rút dẫn lưu đạt của điều dưỡng là trình độ, số ca trực/ tuần (p<0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Từ các kết quả trên, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

- Điều dưỡng cần chú trọng hơn nữa tới công tác tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thật mởổ bụng trước khi ra viện.

- Điều dưỡng cần tăng cường học tập, thực hành chăm sóc thay băng rửa vết thương tại tuyến trên. Chủ động cập nhật và nắm bắt thông tin những thông tin mới nhất về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mởổ bụng qua hội nghị tập huấn hoặc các kênh thông tin của Bộ Y Tế.

- Điều dưỡng thực hiện các nội dung chăm sóc người bệnh cần phù hợp với tuổi, trình độ của người bệnh.

- Điều dưỡng trưởng phân bổ ca trực, lịch trực của điều dưỡng cần phù hợp hơn nữa.

- Tiếp tục nghiên cứu công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa khác của bệnh viện và nghiên cứu trên toàn bệnh viện nói chung.

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2016). Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, năm 2016.

2. Bộ Y tế (2008). Điều dưỡng Ngoại I, NXB Y học, Hà Hội.

3. Bộ Y Tế (2011). Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, 1-17.

4. Bộ Y tế (2002). Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh I, NXB Y học. Tr 314 – 322.

5. Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 200- 240.

6. Bộ Y Tế (2014). Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 07 /2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về việc: Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viên, Hà

nội.

8. Nguyễn Thị Bình (2016), Thực trạng chăm sóc nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2016,Luận văn tốt nghiệp thạc sỹĐiều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr 51. 9. Nguyễn Thùy Châu (2014). Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng qua

đánh giá của người bệnh nội trú và các yếu tố liên quan tại bệnh viên đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế Công Cộng, Hà Nội.

10. Nguyễn Tấn Cường (2011), Điều dưỡng Ngoại I, NXBGD, 115 – 131.

11. Nguyễn Thảo Trúc Chi (2016), Hiệu quả của chương trình giáo dục nâng cao kiến thức và sự tuânthủ kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại ba khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, năm 2016, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹĐiều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định tr 67.

12. Quách Chí Đông (2018). Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹĐiều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr 65.

bệnh cần chăm sóc cấp I tại viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, năm 2015, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại Học y tế Công Cộng, Hà Nội.

14. Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu Trang (2010). Thực trạng công tác CSNB ung thư hạ họng – thanh quản tại tại Trung tâm Ung bướu bệnh viện Trung ương Huế, năm 2010.Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng/ Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr. 183 - 191.

15. Nguyễn Thị Hoan (2017). Đánh giá thực trạng thực hành quy trình thay băng vết thương sau mổ của điều dưỡng khoa Ngoại và hộ sinh khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng. Tạp chí Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng.

16. Duy Thị Thanh Huyền (2018).Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng viên trung tâm y tế quận Nam – Bác Từ Liêm Hà Nội, năm 2018, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường đại học y Hà Nội tr. 52 – 60.

17. Đinh Thị Thu Huyền (2018), Thực trạng tuân thủ tiêm an toàn của sinh viên đại học chính quy, trường Đại học điều dưỡng Nam Định, Tạp chí khoa học điều dưỡng 01(01), tr 83- 86.

18. Ngô Thị Huyền (2012), Đánh giá thực hành chăm sóc vết thương và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Việt Đức, Y học thực hành,1,tr118.

19. Phùng Thị Huyền (2012) Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đen tuân thủ quy trình thay băng thường quy của điều dưỡng, Y học thực hành 879(9),

tr 119-121.

20. Đặng xuân Hùng ( 2019), Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện Bỏng quốc gia năm 2019. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹĐiều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr 71.

21. Nguyễn Thị Tố Loan (2016), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mệt mỏi của người bệnh sau phẫu thuật mở ổ bụng tại bệnh viện Việt Tiệp Hải phòng, năm 2016. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định tr 62.

22. Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2012). Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng NB tại các khoa lâm sàng BV Hữu Nghị, năm 2012.Tạp chí y học thực hành, 7, tr. 125 – 129.

23. Đoàn Thị Nga (2018), Đánh giá thực trạng, năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, năm 2018. Luận văn tốt

bệnh của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2015, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại Học y tế Công Cộng, Hà Nội. 25. Hồ Thị Bích Ngọc (2017). Thực trạng dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu

thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Kiến An Hải Phòng năm 2017, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹđiều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

26. Lê Thị Kim Oanh và cộng sự (2015). Đánh giá thực trạng nhận thức và thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB của điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long, năm 2015. Tạp chí điều dưỡng Việt Nam, 13, tr 40.

27. Hoàng Thị Phương (2018), Thực trạng kiến thức thay băng của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2020 (Trang 77 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)