Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắc lắc (Trang 26 - 31)

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người [4].

Bệnh viên đa khoa tỉnh Đắk Lắk nằm cạnh trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, với quy mô 1000 giường bệnh, được công nhân Bệnh viện loại I vào năm 2013. Đơn vị Thận nhân tạo thuộc khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6/2008 có nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân suy thận cấp, một số bệnh lý ngộ độc có chỉ định lọc máu cấp cứu và thu nhận bệnh nhân suy thận mãn phải điều trị lọc máu chu kỳ. Hiện nay, phòng Thận nhân tạo đã có 13 máy, cùng với 10 nhân viên, trực tiếp quản lý và điều trị cho 70 bệnh nhân lọc máu chu kỳ, tạo cơ hội duy trì cuộc sống với chất lượng sống ở mức chấp nhận được, một số vẫn có thể sinh hoạt và lao động gần như người bình thường; cùng với hàng chục lượt lọc máu cấp cứu mỗi tháng được thực hiện cho những bệnh nhân có chỉ định tại các khoa phòng khác trong bệnh viện [3].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh suy thận mạn tính được chỉ định chạy thận nhân tạo định kỳ.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu. + Đọc và viết tốt

+ Có thời gian từ lúc bắt đầu chạy thận định kỳ ít nhất 3 tháng. + Tuổi trưởng thành (>= 18 tuổi)

Tiêu chuẩn không lựa chọn:

+ Người bệnh trong tình trạng nguy kịch

+ Người bệnh chuyển đi điều trị bệnh viện khác + Người bệnh tử vong trong thời gian nghiên cứu + Người bệnh lú lẫn, suy giảm trí nhớ

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian: từ tháng 5 năm 2016 đến hết tháng 10 năm 2016

- Địa điểm: Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, số 01 Mai Hắc Đế, P. Tân Thành, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu can thiệp 1 nhóm có so sánh trước-sau bằng giáo dục sức khỏe, gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đánh giá nhận thức của người bệnh chạy thận nhân tạo về tuân thủ chế độ dinh dưỡng bằng phỏng vấn trực tiếp tại giường bệnh.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu viên là người tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho từng người bệnh tại giường sau khi hoàn thành lọc máu tại phòng nghỉ, thời gian tư vấn 45 phút/ lần, mỗi người bệnh được tư vấn 2 lần cách nhau 4 ngày. Mỗi ngày tư vấn cho

10 người bệnh, tổng thời gian hoàn thành tư vấn cho 38 người bệnh là 4 ngày cho 1 lượt. Sau đó tư vấn nhắc lại lần 2 tương tự như lần 1. Tư vấn dinh dưỡng dựa trên kết quả đánh giá ở giai đoạn 1 nhằm bổ sung kiến thức người bệnh chưa hiểu rõ. Trong quá trình tư vấn, người bệnh được phát cho tờ rơi về chế độ dinh dưỡng và bảng thành phần thực phẩm thông thường (phụ lục 1).

- Giai đoạn 3: Đánh giá nhận thức của người bệnh chạy thận nhân tạo về tuân thủ chế độ dinh dưỡng bằng phỏng vấn trực tiếp tại giường 2 lần vào thời điểm sau giáo dục sức khỏe 1 tháng và 3 tháng.

Đánh giá trước Giáo dục sức khỏe Đánh giá sau

Nhận thức của người chạy thận nhân tạo về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng Giáo dục sức khỏe: Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh Nhận thức của người chạy thận nhân tạo về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng 2 lần: lần 1 sau 1 tháng và lần 2 sau 3 tháng giáo dục Hình 2.1. Sơ đồ các giai đoạn nghiên cứu

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:

Tại thời điểm nghiên cứu có 38 người bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn chọn mẫu đều được đưa vào nghiên cứu.

2.2.3. Các biến số nghiên cứu:

Biến số nhân khẩu học:Giới tính, tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân, trình độ văn

hóa, tình trạng việc làm

Biến số nhân trắc học: Chỉ số khối cơ thể BMI

Biến số đặc điểm lâm sàng:Thời gian chạy thận (tuổi chạy thận), nguyên nhân gây

suy thận

Biến số kiến thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng:

+ Kiến thức về chất đạm: kiến thức về nguồn thực phẩm chứa chất đạm (thịt, cá, trứng), về lượng chất đạm tối thiểu cần cung cấp 17hoc ơ thể mỗi ngày, lợi ích của chất đạm đối với sức khỏe.

+ Kiến thức về muối và nước: kiến thức về lượng nước (dịch) tối đa đưa vào cơ thể, về các thực phẩm chứa nhiều muối, về lợi ích của ăn nhạt.

+ Kiến thức về canxi và phốt pho: kiến thức về tăng lượng canxi và giảm lượng phốt pho trong khẩu phần ăn, về sữa chua có nhiều Canxi và ít Phốt pho, về lợi ích của Canxi và tác hại của Phốt pho đối với cơ thể.

- Sự tự tin về tuân thủ dinh dưỡng: dự đoán của bản thân về thực hiện hành vi tuân thủ dinh dưỡng.

Bảng biến số nghiên cứu

STT Tên biến số Định nghĩa biến Phân loại Phương pháp thu thập 1 Giới Giới tính sinh học, có 2

giá trị: Nam và nữ

Biến định danh Phỏng vấn 2 Tuổi Tính từ khi sinh đến hiện

tại theo đơn vị năm

Biến liên tục Phỏng vấn 3 Dân tộc chủng tộc, gồm: Kinh và thiểu số Biến định danh Phỏng vấn 4 Tình trạng hôn nhân Tình trạng kết hôn tại thời điểm nghiên cứu, gồm: Độc thân, đã kết hôn, ly dị/ ly thân và góa

Biến định danh Phỏng vấn 5 Trình độ văn hóa Lớp học cao nhất mà người bệnh đã hoàn tất Biến định danh Phỏng vấn 6 Tình trạng việc làm Tình trạng việc làm tại thời điểm nghiên cứu, gồm: có việc làm, hưu trí, thất nghiệp và khác (nội trợ)

Biến định danh Phỏng vấn

7 BMI Chỉ số khối cơ thể được tính trên cân nặng và chiêu cao

Biến liên tục Cân, đo, tính theo công thức 8 Thời gian chạy thận (tuổi chạy thận) từ lúc người bệnh bắt đầu chạy thận nhân tạo định kỳ đến hiện tại (đơn vị tháng)

Biến liên tục Phỏng vấn

STT Tên biến số Định nghĩa biến Phân loại Phương pháp thu thập nhân gây suy thận đến suy thận ở người bệnh, chia làm 2 nhóm: tại thận (cầu thận, mạch máu thận,…) và ngoài thận (các bệnh tim mạch: cao huyết áp). 10 Kiến thức về chế độ dinh dưỡng

hiểu biết về chế độ dinh dưỡng của người bệnh, chia 3 nhóm:

Biến liên tục Phỏng vấn

Kiến thức chất đạm Biến liên tục (giá trị từ 0 - 4)

Phỏng vấn Kiến thức muối/ nước Biến liên tục

(giá trị từ 0 - 4) Phỏng vấn Kiến thức Canxi/ Phốt pho Biến liên tục (giá trị từ 0 - 4) Phỏng vấn 11 Sự tự tin về tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Dự đoán của bản thân về thực hiện hành vi tuân thủ dinh dưỡng, được đánh giá qua 9 nội dung (phụ lục 2), mỗi nội dung có giá trị từ 0 - 5 điểm.

Biến liên tục (giá trị từ 0 - 45)

Phỏng vấn

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.

Bộ câu hỏi phỏng vấn 31 nội dung gồm 3 phần (phụ lục 2): A-Nhân khẩu học (10 câu)

B-Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người chạy thận nhân tạo (12 câu) C-Sự tự tin về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người chạy thận nhân tạo (9 câu)

Thời điểm phỏng vấn người bệnh: trước khi GDSK, sau khi GDSK 1 tháng và 3

tháng.

Cách thu thập số liệu:

- Cách phỏng vấn:

+ Người phỏng vấn: nghiên cứu viên

+ Phỏng vấn khoảng 15 phút/ người bệnh

+ Phỏng vấn khoảng 12 người bệnh/ngày (mỗi ngày 3 ca lọc máu, phỏng vấn 4 người bệnh/ca).

- Đo lường chỉ số chiều cao và cân nặng:

+ Chiều cao: Bệnh nhân cởi bỏ giày dép, mũ và đứng quay lưng vào thước đo, giữa trục của thước, hai tay buông thõng tự nhiên. Thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng nằm ngang. Kiểm tra các điểm chạm của cơ thể vào mặt phẳng thẳng đứng đóng thước: chẩm, vai, mông, bắp chân và gót chân. Đọc và ghi lại kết quả. Thời điểm đo: sau khi cân “khô”.

+ Cân nặng: theo K/DOQI 2006, trọng lượng “khô” của người bệnh đạt được sau ca lọc máu, khi đó người bệnh ở trạng thái đẳng dịch, đa số huyết áp bình thường mà không cần dung thuốc. Thời điểm đo: sau khi người bệnh hoàn thành xong thời gian lọc máu. Cách đo: Đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn, thuận tiện cho bệnh nhân bước lên bước xuống khi cân. Chỉnh cân về vị trí “0”. Bệnh nhân đứng vào giữa bàn cân ở tư thế đứng thẳng và yên lặng, không chạm vào bất cứ vật gì xung quanh. Khi cân ổn định, đọc và ghi lại kết quả với đơn vị là kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắc lắc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)