Bảng 3.18. Sự thay đổi điểm tự tin của người bệnh về tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước-sau can thiệp
Thời điểm
Sự tự tin của người bệnh về tuân thủ chế độ dinh dưỡng Trung bình Test Anova So sánh Mức chênh p Trước can thiệp (T1) 30,39±3,880 F=89,809 p<0,01 T2 và T1 5,579±0,452 <0,05 Sau can thiệp
1 tháng (T2) 35,97±2,477 T3 và T1 3,868±0,503 <0,05 Sau can thiệp
3 tháng (T3) 34,26±3,391 T3 và T2 -1,711±0,297 <0,05
Test Anova: kiểm định phương sai tái đo lường
Có sự khác nhau về thay đổi sự tự tin từ trước và sau can thiệp giữa các nhóm trình độ văn hóa với mức ý nghĩa (p<0,01). Kết quả so sánh cặp cho ta thấy có sự khác nhau ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa 3 thời điểm: mức chênh giữa trước và sau can thiệp 1 tháng là 5,579±0,452 điểm theo hướng tăng lên, mức chênh giữa trước và sau can thiệp 3 tháng là 3,868±0,503 điểm cũng theo hướng tăng, mức chênh giữa sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng là -1,711±0,297 theo hướng giảm. Như vậy, sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng sau can thiệp so với trước can thiệp, tuy nhiên sự tự tin này cũng giảm dần theo thời gian can thiệp GDSK.
Bảng 3.19. So sánh sự thay đổi điểm tự tin của người bệnh về tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước-sau can thiệp giữa các nhóm trình độ văn hóa
Nhóm trình độ văn hóa
Sự tự tin của người bệnh về tuân thủ chế độ dinh dưỡng n
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Test Anova 1 tháng 3 tháng <=THPT 30 29,53± 3,636 35,43± 2,176 33,53± 3,246 F=10,531 p<0,01 >THPT 8 33,63± 1,035 38,00± 2,619 37,00± 2,507 Tổng 38 30,39±3,880 35,97±2,477 34,26±3,391 So sánh giữa các nhóm trình độ văn hóa
n Trung bình Mức chênh (H2-H1) p
<=THPT (H1) 30 32,833±0,477
3,375±1,040 <0,05 >THPT (H2) 8 36,208±0,924
Test Anova: kiểm định phương sai tái đo lường
Có sự khác nhau về thay đổi sự tự tin từ trước và sau can thiệp giữa các nhóm trình độ văn hóa với mức ý nghĩa (p<0,01), nhóm trình độ trên THPT có sự tự tin tuân thủ dinh dưỡng cao hơn nhóm trình độ từ THPT trở xuống với mức ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hơn nữa, sự tự tin của nhóm có trình độ văn hóa trên THPT luôn có mức điểm cao hơn và có xu hướng ổn định hơn so với nhóm có trình độ văn hóa từ THPT trở xuống.
Kiểm định phương sai tái đo lường được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về thay đổi sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp 3 tháng giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về thay đổi sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng từ trước và sau can thiệp giữa 2 nhóm giới tính với mức ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kiểm định phương sai tái đo lường được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về thay đổi sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp tháng giữa những nhóm tuổi người bệnh. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về thay đổi sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng từ trước và sau can thiệp giữa những nhóm tuổi người bệnh với mức ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kiểm định phương sai tái đo lường được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về thay đổi sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp GDSK 3 tháng giữa nhóm người bệnh độc thân và nhóm đã kết hôn. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về thay đổi sự tự tin từ trước và sau can thiệp giữa nhóm người bệnh độc thân và nhóm đã kết hôn với mức ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Chương 4 BÀN LUẬN