Sự tự tin về tuân thủ chế độ dinh dưỡng CTNT của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắc lắc (Trang 55)

Sự tự tin về tuân thủ chế độ dinh dưỡng thể hiện thái độ tích cực của người bệnh. Trong nghiên cứu này, sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng được đánh giá qua 9 nội dung với kết quả: Sự tự tin của người bệnh về tuân thủ chế độ dinh dưỡng đạt mức điểm có tự tin (30,39±3,880), trong đó, người bệnh tự tin về hạn chế đồ ăn nhanh đạt mức điểm rất tự tin (4,58±0,683), hạn chế cân nặng do ứ dịch giữa 2 lần lọc máu đạt mức điểm tự tin (3,45±0,602) và 7 nội dung về sự tự tin:chế độ dinh dưỡng chung, kiểm soát lượng muối, giới hạn dịch đưa vào cơ thể, khi cảm giác chán ăn/ mệt mỏi, mất/ ít cảm giác thèm ăn, thực hiện dinh dưỡng vào những ngày lọc máu và không lọc máu đều đạt mức điểm trung bình (bảng 3.10). Người bệnh rất tự tin về hạn chế đồ ăn nhanh, tự tin về hạn chế cân nặng do ứ dịch giữa 2 lần lọc máu. Người bệnh không chắc chắn về tuân thủ chế độ ăn nói chung, về kiểm soát lượng muối ăn, về giới hạn lượng nước được đưa vào cơ thể, khi cảm giác mệt mỏi, chán nản, khi không có hoặc ít cảm giác thèm ăn và trong tất cả các ngày trong tuần.

Thực tế, các loại đồ ăn nhanh ở thị trường hiện nay khá đắt đỏ và không hợp khẩu vị của người Việt. Hơn nữa, lượng muối trong các thực phẩm này khá cao nên người bệnh không thường ưu tiên sử dụng. Kiểm soát cân nặng do ứ dịch giữa 2 lần lọc máu có thể do tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu này đều có lịch lọc máu 3 lần/ tuần.

So sánh sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng giữa các nhóm trong từng đặc điểm nhân khẩu học, chúng tôi có được nhóm trình độ văn hóa trên THPT có sự tự tự tin cao hơn nhóm còn lại với mức ý nghĩa thống kê (p<0,01), không có sự khác nhau giữa các nhóm trong từng đặc điểm: giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, việc làm. Kết quả nghiên cứu tại Mỹ năm 2014, có sự khác biệt về giới đối với sự tự tin tuân thủ dinh dưỡng: nữ giới có điểm tự tin tuân thủ cao hơn nam giới [12]. Có khả năng những người có trình độ cao văn hóa hơn có ý thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt hơn.

Kết quả bảng 3.12 cho thấy: người bệnh có thời gian chạy thận khác nhau nhưng sự tự tin về tuân thủ dinh dưỡng gần như nhau, người bệnh có chỉ số BMI khác nhau và nguyên nhân dẫn đến suy thận khác nhau nhưng sự tự tin cũng gần như nhau. Kết quả này có sự khác biệt với những nghiên cứu trên thế giới là người bệnh có thời gian chạy thận càng lâu thì sự tự tin tuân thủ càng cao [29] [40]. Mặc dù, sử dụng kiểm định Fisher trong phép kiểm phương sai một chiều cho mẫu nhỏ để hạn chế sai số, tuy nhiên, cần nghiên cứu nhiều hơn ở nhóm người bệnh có thời gian chạy thận dưới 24 tháng để có kết quả tin cậy hơn.

4.2. Sự thay đổi kiến thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu sau khi được can thiệp giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe là biện pháp giúp người bệnh tiếp cận thông tin hữu hiệu nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp tư vấn trực tiếp “một- một” kèm theo tờ rơi “chế độ dinh dưỡng cho người CTNT và danh mục thành phần của thực phẩm thông thường” nhằm giúp người bệnh suy thận đang CTNT định kỳ có thêm sự hiểu biết về chế độ dinh dưỡng, từ đó tăng cường sự tự tin về tuân thủ

chế độ dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của chính người bệnh.

4.2.1. Sự thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng CTNT của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp

Sử dụng phép kiểm định phương sai tái đo lường tại 3 thời điểm trước, sau 1 tháng và 3 tháng can thiệp giáo dục sức khỏe nhằm đánh giá sự khác nhau về kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh tại các thời điểm đó. Kết quả cho thấy giáo dục dinh dưỡng bằng tư vấn trực tiếp một-một có sự thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh giữa trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Trước can thiệp, điểm trung bình kiến thức chung về chế độ dinh dưỡng ở mức trung bình 7,63±2,917. Điểm trung bình kiến thức chung về chế độ dinh dưỡng sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng đều đạt mức tốt lần lượt là 11,39±0,887 và 11,11±1,247. Kết quả so sánh cặp cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa trước và sau can thiệp 1 tháng với mức tăng điểm 3,763±0,417 (p<0,05); giữa trước và sau can thiệp 3 tháng với mức tăng điểm 3,474±0,428 (p<0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa can thiệp sau 1 tháng và sau 3 tháng (p>0,05) về kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Như vậy, chương trình can thiệp có hiệu quả đối với sự thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh theo hướng tích cực. Kết quả cũng cho thấy sau 3 tháng giáo dục sức khỏe, kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh vẫn tốt. Có khả năng đây là tác dụng của việc đọc lại tờ rơi một cách thường xuyên của người bệnh, giúp họ nhớ lâu hơn.

Hơn nữa, sử dụng kiểm định chi tiết các 3 nội dung của kiến thức về chế độ dinh dưỡng: kiến thức về chất đạm, kiến thức về muối và nước, kiến thức về Canxi và Phốtpho cho thấy một kết quả chi tiết rõ ràng hơn. Bảng 3.14 cho kết quả so sánh trước và sau can thiệp 1 tháng các thành phần kiến thức về chế độ dinh dưỡng đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với kiến thức về chất đạm (p<0,01), kiến thức về muối và nước (p<0,01), kiến thức về Canxi và Phốtpho (p<0,01). Bảng 3.15 cho kết quả so sánh trước và sau can thiệp 3 tháng các thành phần kiến thức về chế độ dinh dưỡng đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với kiến thức về chất đạm (p<0,01),

kiến thức về muối và nước (p<0,05), kiến thức về Canxi và Phốtpho (p<0,01). Như vậy, tư vấn dinh dưỡng một-một làm thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Kết quả này tương tự các kết luận nghiên cứu trên thế giới [27],[29],[30] [31].

Mặt khác, cho thấy có sự khác biệt giữa các trình độ văn hóa với sự thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng. Sự thay đổi kiến thức dinh dưỡng trong trước và sau can thiệp giữa 2 nhóm trên THPT và từ THPT trở xuống có sự khác nhau với mức ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kiến thức chế độ dinh dưỡng của nhóm trình độ trên THPT cao hơn của nhóm từ THPT trở xuống từ trước đến sau can thiệp 3 tháng có mức chênh điểm (1,475±0,517) với ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 3.16). Như vậy, người bệnh có trình độ văn hóa cao có kiến thức và khả năng tiếp nhận kiến thức về chế độ dinh dưỡng tốt hơn người bệnh có trình độ văn hóa thấp.

Tóm lại, can thiệp tư vấn dinh dưỡng làm thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng theo hướng tích cực, kiến thức dinh dưỡng của người bệnh không có khác nhau sau 1 tháng và sau 3 tháng can thiệp. Người bệnh có trình độ văn hóa cao hơn thì sự thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng cũng cao hơn. Tình trạng hôn nhân và thời gian chạy thận không tương quan với sự thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng khi được tư vấn dinh dưỡng.

4.2.2. Sự thay đổi về tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng CTNT của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp

Kiểm định phương sai tái đo lường được sử dụng để kiểm định sự thay đổi về sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Kết quả cho thấy có sự thay đổi về sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau can thiệp với mức ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả so sánh cặp cho thấy can thiệp làm tăng sự tự tin giữa trước và sau 1 tháng (p<0,05), giữa trước và sau 3 tháng (p<0,05); nhưng sự giảm sự tự tin giữa sau 1 tháng và sau 3 tháng can thiệp (p<0,05) (bảng 3.18). Thực tế, những người có thời gian chạy thận càng dài thì tình trạng dinh dưỡng của người bệnh càng suy giảm, tình trạng chán ăn và trầm cảm làm cho sức khỏe người bệnh càng nghiêm trọng hơn. Điều này giải thích sau 1 tháng can thiệp sự tự tin tăng cao nhưng sau 3 tháng giảm rất nhiều. Người bệnh cần được hỗ trợ tinh thần nhiều hơn

từ gia đình, xã hội và từ những điều dưỡng chăm sóc trực tiếp như người đồng hành.

Tiếp tục kiểm định sự thay đổi về tự tin tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh với tình trạng hôn nhân và trình độ văn hóa bằng kiểm định phương sai tái đo lường giữa các nhóm. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ văn hóa với sự thay đổi tự tin tuân thủ dinh dưỡng với mức ý nghĩa (p<0,01). Hơn nữa, nhóm trình độ văn hóa trên THPT có sự tự tin cao hơn nhóm trình độ văn hóa từ THPT trở xuống với mức ý nghĩa (p<0,05) (bảng 3.25). Không có sự khác biệt giữa các nhóm tình trạng hôn nhân với sự thay đổi tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng (p<0,05) (bảng 3.26).

Tóm lại, can thiệp tư vấn dinh dưỡng làm tăng sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhưng theo thời gian sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh giảm. Người bệnh có trình độ văn hóa cao hơn thì sự tự tin tuân thủ sau khi được giáo dục sức khỏe cũng cao hơn. Tình trạng hôn nhân không có tương quan với sự thay đổi tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau can thiệp. Cũng không có sự tương quan giữa thời gian chạy thận và sự thay đổi tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau can thiệp.

Một nghiên cứu khác của John A. P. năm 2012, chỉ ra mối quan hệ giữa sự tự tin tuân thủ chế dinh dưỡng tương quan với hành vi tuân thủ của người bệnh [44]. Như vậy nếu duy trì tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh hàng tháng, sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh được duy trì, và có thể sẽ cải thiện được hành vi tuân thủ dinh dưỡng có lợi cho họ.

Hạn chế nghiên cứu:

Theo một nghiên cứu tại Ấn Độ, người chạy thận nhân tạo có kiến thức tốt về chế độ dinh dưỡng là chưa đủ để có thái độ và hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt, vì nhận thức của họ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: hỗ trợ xã hội, tài chính, chế độ lọc máu, bệnh kết hợp, thực phẩm ngon và có sẵn [24]. Cần có nghiên cứu nhận thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhiều khía cạnh đầy đủ hơn.

Nghiên cứu này chỉ can thiệp ở mức độ kiến thức mà chưa đánh giá hiệu quả cải thiện hành vi của người bệnh. Hơn nữa, cần đánh giá các chỉ số sinh hóa máu và tình trạng dinh dưỡng theo thời gian là minh chứng tốt nhất đánh giá mức độ tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh. Tất nhiên, chất lượng thực phẩm cũng là một vấn đề cần xem xét nghiên cứu thêm.

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI là chưa đầy đủ [14], và theo khuyến nghị của Trần Văn Vũ, sử dụng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng rút gọn (SGA-mini), albumin huyết và BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người suy thận mạn tính [17]. Như vậy cần đánh giá dinh dưỡng một cách chính xác hơn, đồng thời đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp qua các chỉ số dinh dưỡng là cách để chứng minh cho các biện pháp can thiệp.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thay đổi nhận thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng bằng giáo dục sức khỏe của 38 người bệnh suy thận đang CTNT tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Kiến thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang CTNT định kỳ trước khi giáo dục sức khỏe

Phân mức kiến thức về chế độ dinh dưỡng: 31,6% thiếu kiến thức, 39,5% kiến thức trung bình và 28,9% kiến thức tốt.

Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh độc thân tốt hơn đã kết hôn (p<0,05).

Trình độ văn hóa của người bệnh càng cao thì kiến thức về chế độ dinh dưỡng và sự tự tin tuân thủ về chế độ dinh dưỡng càng tốt (p<0,01).

2. Đánh giá thay đổi nhận thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận định kỳ sau khi được giáo dục sức khỏe

Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh sau khi được tư vấn dinh dưỡng một-một có sự cải thiện rõ. Sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng cải thiện rõ sau can thiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình can thiệp giảm dần sự tự tin từ sau 1 tháng đến sau 3 tháng.

Trình độ văn hóa càng thấp thì thay đổi kiến thức dinh dưỡng và sự tự tin tuân thủ chế độ dinh dưỡng càng nhiều khi được tư vấn dinh dưỡng.

KHUYẾN NGHỊ

1. Nâng cao kiến thức của người bệnh về tuân thủ chế độ dinh dưỡng bằng giáo dục dinh dưỡng mỗi tháng một lần với thời lượng 45 phút/ lần, đặc biệt là người có trình độ văn hóa thấp. Hơn nữa, mở rộng tư vấn dinh dưỡng cho người nhà của người bệnh sẽ tăng cường hiệu quả giáo dục.

2. Xây dựng nhiều phương pháp tư vấn dinh dưỡng khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau: hình ảnh, video, phát thanh, tờ rơi, …

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế, Tăng cường dự phòng và

kiểm soát bệnh không lây nhiễm, báo cáo ngày 22 tháng 5 năm 2014.

2. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận - tiết niệu,

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2015.

3. BVĐK tỉnh Đắk Lắk (2015) Thực trạng và nhu cầu điều trị lọc máu bệnh nhân suy thận tại Đắk Lắk, truy cấp ngày 15 tháng 4 năm 2016.

http://benhviendaklak.org.vn/vi/news/thong-cao-bao-chi/

4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk (2016). Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk, truy cập

ngày 15 tháng 4 năm 2016.

https://daklak.gov.vn/tong-quan-dak-lak

5. Hà Hoàng Kiệm (2008). Điều trị thay thế thận, Thận học lâm sàng, NXB Y học,

tr. 820-850.

6. Hà Hoàng Kiệm (2008). Suy thận mạn- lâm sàng và chẩn đoán suy thận mạn,

Thận học lâm sàng, NXB Y học, tr. 730-74

7. Huỳnh Thị Nhung (2010). Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức năng thận ở

bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

8. Lương Trác Nhàn, Lê Văn Luân, Nguyễn Thị Thu Trang (2015). Đánh giá hiệu

quả lọc máu chu kỳ tại khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện quân y 121. Hội nghị

khoa học, Bệnh viện quân 121, năm 2015.

9. Nguyễn An Giang, Lê Việt Thắng, Võ Quang Huy (2013). Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ bằng thang điểm

đánh giá toàn diện. Tạp chí Y học thực hành, 870, 159-161.

10. Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Phúc Nguyệt (2008). Thực trạng tư vấn dinh

dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008. Tạp chí dinh dưỡng & truyền

thông, 4(3+4).

11. Nguyễn Ngọc Vân (2012), Khảo sát tình hình điều trị thuốc sử dụng thuốc điều

trị tăng huyết áp trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện E Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Bộ Y Tế, Trường đại học

12. Nguyễn Thị Loan (2013). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát dịch

truyền dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bệnh viện e trung ương, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắc lắc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)