Kiến thức về chế độ dinh dưỡng CTNT của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắc lắc (Trang 53 - 55)

Kiến thức đúng và thái độ đúng sẽ là cơ sở cho hành vi tốt, do đó, kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh điều chỉnh được hành vi dinh dưỡng. Đánh giá kiến thức về chế độ dinh dưỡng CTNT của người bệnh gồm: kiến thức về chất đạm, kiến thức muối và nước, kiến thức về Canxi và Phốt pho.

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, kiến thức đúng của người bệnh về các nguồn thực phẩm chứa chất đạm tốt cho người CTNT chiếm tỷ lệ cao 89,5%, tuy nhiên, kiến thức đúng về lượng chất đạm cần thiết cho người CTNT, kiến thức đúng về lợi ích chống phù, ngăn ngừa teo cơ và kiến thức đúng về lợi ích tăng sức đề kháng đều ở mức thấp lần lượt là 44,7%, 42,1% và 57,9%. Kết quả cao hơn ở các nước đang phát triển: tại Arập Saudi kiến thức đúng về nguồn chất đạm chỉ 30% [44], tại Iran kiến thức về lợi ích chất đạm 50% [47]. Kiến thức về chất đạm là chưa tốt, điều này được thể hiện rõ trong thực tế với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở người lọc máu chu kỳ [9]. Kiến thức về chất đạm thấp có khả năng là do thói quen ăn kiêng đạm của người bệnh tại các giai đoạn suy thận trước chưa lọc máu. Hơn nữa, có thể người bệnh chưa được tư vấn dinh dưỡng một cách đầy đủ và đúng, hầu hết người bệnh tự truyền kinh nghiệm dinh dưỡng lẫn nhau.

Kiến thức đúng về muối và nước của người bệnh đều ở mức kiến thức tốt: loại thức ăn có lượng muối cao 81,6%, lượng nước/dịch tối đa hàng ngày 81,6%, ăn nhạt giúp ổn định cân nặng và kiểm soát huyết áp 78,9% và ăn nhạt giúp giảm nhu cầu nước đưa vào cơ thể 86,8% (bảng 3.5). Kết quả của nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu trên toàn thế giới [47]. Người bệnh CTNT đều trải qua một thời gian điều trị bảo tồn chức năng thận, suốt thời gian đó họ phải tuân thủ chế độ ăn uống cực kỳ nghiêm ngặt: ăn nhạt hoàn toàn. Khi chuyển qua chỉ định điều trị CTNT,

người bệnh có kiến thức tốt về hạn chế muối và nước trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về Canxi và Phốt pho trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh thấp: tăng lượng Canxi/ giảm lượng Phốt pho của người bệnh chiếm 42,1%, sữa chua có nhiều Canxi nhưng ít Phốt pho 55,3%, tác hại của Phốt pho 31,6% và lợi ích của Can xi 71,1% (bảng 3.5). Điều này có thể là người bệnh lọc máu chu kỳ chỉ quan tâm chủ yếu đến lượng Kali hàng ngày trong chế độ dinh dưỡng mà chưa quan tâm đến Canxi và Phôtpho. Hơn nữa, đây là những kiến thức khó nên cần chuyên gia dinh dưỡng tư vấn.

Theo kết quả bảng 3.7, tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt chỉ chiếm (28,9%), tỷ lệ thiếu kiến thức chiếm (31,6%). Kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh thấp, đặc biệt là về Canxi và Phốtpho. Theo nghiên cứu của Cupisti và cộng sự năm 2012 tại Italia, tỷ lệ kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh CTNT cũng thấp và kiến thức về Phốtpho là thấp nhất [29]. Một nghiên cứu khác tại Ai cập cũng có kết quả tương tự [52].

Kiến thức chung của người bệnh đúng ở mức trung bình (7,63 ± 2,917) tương tự kết quả nghiên cứu tại Iran [47]. Hầu hết người bệnh chưa được tư vấn dinh dưỡng một cách chính thức và đầy đủ. Kiến thức họ có được chủ yếu do các người bệnh tự chia sẻ cho nhau, hoặc theo thói quen với cảm giác của cơ thể. Mặt khác, qua kết quả nghiên cứu, còn cho thấy kiến thức của người bệnh về muối/ nước tốt nhất, về chất đạm ở mức trung bình và về canxi/ phốtpho thấp nhất.

Nghiên cứu so sánh kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng giữa các nhóm trong từng đặc điểm nhân khẩu học, Kết quả cho thấy chỉ có sự khác biệt kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh giữa các nhóm tình trạng hôn nhân và trình độ văn hóa. Người bệnh độc thân có kiến thức về chế độ dinh dưỡng cao hơn người đã kết hôn với mức ý nghĩa (p<0,05). Người bệnh có trình độ văn hóa trên THPT có kiến thức về chế độ dinh dưỡng của tốt hơn người có trình độ từ THPT trở xuống với mức ý nghĩa (p<0,01) (bảng 3.8). Những người bệnh độc thân hầu hết là người trẻ, có khả năng họ có nhiều thời gian cho bản thân và tiếp cận được nhiều nguồn

thông tin hơn nên kiến thức về chế độ dinh dưỡng của họ cũng tốt hơn. Thực tế người trẻ có khả năng tiếp cận kiến thức từ các phương tiện truyền thông hiện đại tốt hơn. Kết quả tiếp theo, người bệnh có trình độ văn hóa cao hơn thì kiến thức về dinh dưỡng của họ cũng tốt hơn. Theo nghiên cứu tại Mỹ, trình độ văn hóa liên quan nghịch với nguy cơ mắc các bệnh mạn tính [36]. Có khả năng trình độ văn hóa kém dẫn đến thiếu hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật của bản thân.

Theo bảng 3.9, kết quả nghiên cứu của nghiên cứu này không chỉ ra sự tương quan giữa thời gian chạy thận và kiến thức dinh dưỡng, cũng không có sự tương quan giữa chỉ số BMI và kiến thức dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Vikrant năm 2014 tại Ấn Độ, những người có thời gian chạy thận càng lâu thì tình trạng dinh dưỡng càng nguy cơ [53]. Không có sự khác biệt về kiến thức dinh dưỡng giữa các nhóm nguyên nhân tại thận và ngoài thận gây suy thận mạn tính. Kết quả này tương tự với những nghiên cứu trước. Thực tế, có thể do người bệnh thường trao đổi chia sẻ với nhau nên không có sự khác biệt này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắc lắc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)