Bảng 3.13. Sự thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh trước và sau can thiệp
Thời điểm
Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh n Trung bình Test Anova So sánh cặp Mức chênh p Trước can thiệp (T1) 38 7,63±2,917 F=69,257 p<0,01 T2 và T1 3,763±0,417 <0,05 Sau can thiệp
1 tháng (T2) 38 11,39±0,887 T3 và T1 3,474±0,428 <0,05 Sau can thiệp
3 tháng (T3) 38 11,11±1,247 T3 và T2 -0,289±0,150 >0,05
Test Anova: kiểm định phương sai tái đo lường
Có sự thay đổi ý nghĩa thống kê kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh từ trước đến sau 3 tháng can thiệp (p<0,01); So sánh cặp: có sự khác nhau ý nghĩa thống kê kiến thức dinh dưỡng giữa trước và sau can thiệp 1 tháng (p<0,05), giữa trước và sau can thiệp 3 tháng (p<0,05), không có sự khác nhau ý nghĩa thống kê kiến thức dinh dưỡng giữa sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng (p>0,05). Như vậy, giáo dục can thiệp đã thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh theo chiều tăng từ 7,63±2,917 điểm lên 11,39±0,887 điểm sau 1 tháng và 11,11±1,247 điểm sau 3 tháng. Tuy nhiên, mức điểm trung bình của kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh sau 1 và 3 tháng can thiệp gần như không đổi.
Bảng 3.14. So sánh kiến thức thành phần của người bệnh về chế độ dinh dưỡng giữa trước và sau can thiệp GDSK 1 tháng
Kiến thức của người bệnh Nhóm kiến thức
Trước can thiệp
)
Sau can thiệp 1 tháng ( ) p (t-test) Chất đạm 2,34±1,341 3,82±0,512 <0,01 Muối và nước 3,29±1,063 3,76±0,490 <0,01 Canxi và Phốt pho 2,00±1,375 3,82±0,512 <0,01 Tổng 7,63 ± 2,917 11,39 ± 0,887 <0,01 t-test: kiểm định T so sánh cặp
Các kiến thức thành phần về chế độ dinh dưỡng sau can thiệp 1 tháng đều cao hơn trước can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01): kiến thức về chất đạm tăng từ 2,34±1,341 điểm lên 3,82±0,512 điểm, kiến thức về muối và nước tăng từ 3,29±1,063 điểm lên 3,76±0,490 điểm và kiến thức về Canxi và Phốt pho tăng từ 2,00±1,375 điểm lên 3,82±0,512 điểm. Ta thấy, can thiệp GDSK làm thay đổi kiến thức thành phần về chế độ dinh dưỡng một cách rõ ràng, mức điểm kiến thức chất đạm và Canxi/ Phốt pho tăng từ mức đạt lên mức tốt. Mặc dù, trước can thiệp mức điểm kiến thức về Muối và nước cao hơn nhưng sau can thiệp 1 tháng lại thấp hơn 2 mức điểm kiến thức còn lại.
Bảng 3.15. So sánh kiến thức thành phần của người bệnh về chế độ dinh dưỡng giữa trước và sau can thiệp GDSK 3 tháng
Kiến thức của người bệnh Nhóm kiến thức
Trước can thiệp
)
Sau can thiệp 3 tháng ( ) p (t test) Chất đạm 2,34±1,341 3,71±0,694 <0,01 Muối và nước 3,29±1,063 3,76±0,490 <0,05 Canxi và phốt pho 2,00±1,375 3,82±0,512 <0,01 Tổng 7,63 ± 2,917 11,11 ± 1,247 <0,01 t-test: kiểm định T so sánh cặp
Các kiến thức thành phần về chế độ dinh dưỡng sau can thiệp 3 tháng đều cao hơn trước can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05): kiến thức về chất đạm tăng từ 2,34±1,341 điểm lên 3,71±0,694 điểm, kiến thức về muối và nước tăng từ 3,29±1,063 điểm lên 3,76±0,490 điểm và kiến thức về Canxi và Phốt pho tăng từ 2,00±1,375 điểm lên 3,82±0,512 điểm. Ta thấy, can thiệp GDSK làm thay đổi kiến thức thành phần về chế độ dinh dưỡng một cách rõ ràng, mức điểm kiến thức chất đạm và Canxi/ Phốt pho tăng từ mức đạt lên mức tốt. Mặc dù, trước can thiệp mức điểm kiến thức về Muối và nước cao hơn nhưng sau can thiệp 3 tháng mức điểm kiến thức về Canxi và Phốt pho cao nhất.
Bảng 3.16. So sánh sự thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh trước-sau can thiệp giữa các nhóm trình độ văn hóa
Nhóm trình độ văn hóa
Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh n
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Test Anova 1 tháng 3 tháng <=THPT 30 6,93± 2,864 11,3± 0,952 10,97± 1,351 F=8,114 p<0,01 >THPT 8 10,25± 1,035 11,75± 0,463 11,63± 0.518 Tổng 38 7,63±2,917 11,39±0,887 11,11±1,247 So sánh giữa nhóm trình độ văn hóa
n Trung bình Mức chênh (H2-H1) p
<=THPT (H1) 30 9,733±0,237
1,475±0,517 <0,05 >THPT (H2) 8 11,208±0,459
Test Anova: kiểm định phương sai tái đo lường
Có sự khác nhau về thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp 3 tháng giữa 2 nhóm trình độ văn hóa với mức ý nghĩa thống kê (p<0,01), nhóm trình độ trên THPT có kiến thức chế độ dinh dưỡng tốt hơn nhóm trình độ từ THPT trở xuống với mức ý nghĩa kê (p<0,05). Như vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu, người có trình độ văn hóa cao hơn luôn có kiến thức về chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Ta thấy mức kiến thức của nhóm trên THPT tăng nhẹ từ 10,25± 1,035 điểm lên 11,75± 0,463 điểm (sau 1 tháng GDSK) và 11,63± 0.518 điểm (sau 3 tháng GDSK) và có xu hướng ổn định hơn so với nhóm từ THPT trở xuống tăng mạnh từ 6,93± 2,864 điểm lên 11,3± 0,952 điểm (sau 1 tháng GDSK) và giảm rõ 10,97± 1,351 điểm (sau 3 tháng GDSK).
Bảng 3.17. So sánh sự thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh trước-sau can thiệp giữa các nhóm tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân
Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh n
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Test Anova 1 tháng 3 tháng Độc thân 8 8,88± 0,991 11,38± 0,744 11,50± 0,756 F=1,484 p>0,05 Đã kết hôn 30 7,30± 3,175 11,40± 0,932 11,00± 1,339 Tổng 38 7,63±2,917 11,39±0,887 11,11±1,247
Test Anova: kiểm định phương sai tái đo lường
Không có sự khác nhau về thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp giữa các nhóm tình trạng hôn nhân với mức ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kiểm định phương sai tái đo lường được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp 3 tháng giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng từ trước và sau can thiệp giữa 2 nhóm giới tính với mức ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kiểm định phương sai tái đo lường được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng từ trước đến sau can thiệp tháng giữa những nhóm tuổi người bệnh. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng từ trước và sau can thiệp giữa những nhóm tuổi người bệnh với mức ý nghĩa thống kê (p>0,05) .