Bảng 3.3. Thực trạng kiến thức về nhận biết yếu tố nguy cơ té ngã của sinh viên điều dưỡng (n=70)
Nội dung
Trả lời đúng Trả lời sai Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nam giới có nguy cơ té ngã cao hơn nữ
giới 33 47,1 37 52,9
Trơn trượt làm tăng nguy cơ té ngã ở
người bệnh 63 90 7 10
Người bệnh càng nhiều tuổi nguy cơ té
ngã càng cao 61 87,1 9 12,9
Người bệnh bị tê bì chân tay làm tăng
nguy cơ té ngã 61 87,1 9 12,9
Người bệnh đi tiểu nhiều lần không liên
quan đến té ngã 68 97,1 2 2,9
Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ té ngã
ở người bệnh 38 54,4 32 45,6
Thiếu ánh sáng trong nhà vệ sinh, cầu thang, chỗ ghồ ghề làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh
35 50 35 50
Càng mắc nhiều bệnh nguy cơ té ngã
càng cao 54 77,1 16 22,9
Sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc không
làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh 42 60 28 40
Loãng xương có thể làm tăng nguy cơ té
ngã ở người bệnh. 41 58,6 29 41,4
Bảng 3.3 cho ta thấy kiến thức nhận biết yếu tố nguy cơ té ngã của sinh viên có câu trả lời đúng thấp nhất là: Nam giới có nguy cơ té ngã cao hơn nữ giới 47,1%, người bệnh càng nhiều tuổi nguy cơ té ngã càng cao 50%, sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc không làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh
60%. Mục có câu trả lời đúng cao nhất là: Người bệnh đi tiểu nhiều lần không liên quan đến té ngã chiếm 97,1%, tiếp theo là các mục: Trơn trượt làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh chiếm 90%, người bệnh bị tê bì chân tay làm tăng nguy cơ té ngã 87,1%, thiếu ánh sáng trong nhà vệ sinh, cầu thang, chỗ ghồ ghề làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh 87,1%, càng mắc nhiều bệnh nguy cơ té ngã càng cao 77,1%, loãng xương có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh 58,6%.
Bảng 3.4. Thực trạng kiến thức về các biện pháp dự phòng té ngã của sinh viên điều dưỡng (n=70)
Nội dung
Trả lời đúng Trả lời sai Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Hạn chế dùng thuốc an thần, tăng huyết áp … nếu dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ để làm giảm nguy cơ té ngã.
60 85,7 10 14,3
Không uống rượu để giảm nguy cơ té ngã 58 82,9 12 17,1 Đi dày dép, tất vừa vặn, không trơn trượt,
đế thấp làm giảm nguy cơ té ngã. 62 88,6 8 11,4
Người bệnh cần uống ít nước để giảm đi vệ
sinh từ đó giảm nguy cơ té ngã 58 82,9 12 17,1
Người bệnh giảm thính lực, giảm thị lực luôn mang theo máy trợ thính, mắt kính để giảm nguy cơ té ngã
68 97,1 2 2,9
Người bệnh trước khi đứng dậy cần ngồi một chút ở cạnh giường, ghế để giảm nguy cơ té ngã
65 92,9 5 7,1
Hoạt động thể chất hàng ngày giữ cho người bệnh khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ té ngã
Nội dung
Trả lời đúng Trả lời sai Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Những người bệnh có nguy cơ té ngã cần
được chăm sóc tại giường bệnh. 42 60,0 28 40,0
Chiều cao của lan can bệnh viện được thiết kế đủ cao, bảo đảm từ 1m35 trở lên để gảm nguy cơ té ngã cho người bệnh.
55 78,6 15 21,4
Chấn song cửa sổ bệnh viện được thiết kế đủ hẹp không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính từ 10 cm trở lên
50 71,4 20 28,6
Các giường bệnh cần được giữ ở độ cao cố
định để giảm nguy cơ té ngã từ người bệnh 34 48,6 36 51,4 Những vị trí không bằng phẳng cần được
trải thảm để người bệnh không bị té ngã 34 48,6 36 51,4 Chiều cao của lan can và chấn song cửa sổ
được thiết kế tùy theo từng bệnh viện 33 47,1 37 52,9 Tất cả người bệnh nên được đánh giá các
yếu tố nguy cơ té ngã khi nhập viện 50 71,4 20 28,6
Tại bệnh viện cần lắp biển cảnh báo tại những nơi có nguy cơ ngã như: cầu thang, chỗ ghồ ghề, khu vệ sinh…
34 48,6 36 51,4
Đặt các vật dụng được sử dụng thường xuyên (bao gồm chuông gọi, điện thoại và điều khiển từ xa) trong tầm với của người bệnh
47 67,1 23 32,9
Cần giáo dục cho người bệnh/gia đình và
nhân viên y tế về kiến thức phòng té ngã. 57 81,4 13 18,6 Tại bệnh viện cần khóa đồ đạc có bánh xe
khi đứng yên để giảm nguy cơ té ngã khi người bệnh sử dụng.
Bảng 3.4 cho ta thấy kiến thức về dự phòng té ngã của sinh viên có câu trả lời đúng thấp nhất là: Chiều cao của lan can và chấn song cửa sổ được thiết kế tùy theo từng bệnh viện 47,1%, các giường bệnh cần được giữ ở độ cao cố định để giảm nguy cơ té ngã từ người bệnh 48,6%, ... Mục có câu trả lời đúng cao nhất là: Người bệnh giảm thính lực, giảm thị lực luôn mang theo máy trợ thính, mắt kính 97,1%, tiếp theo là người bệnh trước khi đứng dậy cần ngồi một chút ở cạnh giường, ghế để giảm nguy cơ té ngã 92,9%, đi dày dép, tất vừa vặn, không trơn trượt, đế thấp làm giảm nguy cơ té ngã 88,6%, hạn chế dùng thuốc an thần, tăng huyết áp… nếu dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ để làm giảm nguy cơ té ngã 85,7%.
Bảng 3.5: Mức độ kiến thức về nhận biết yếu tố nguy cơ té ngã của sinh viên điều dưỡng
Kiến thức Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tốt 26 37,1
Trung bình 44 62,9
Kém 0 0
Điểm trung bình (min - max) 7,1 ± 1,1 (5 - 10)
Bảng 3.5 cho ta thấy trước can thiệp giáo dục chỉ có 37,1% sinh viên có kiến thức tốt, 62,9% sinh viên có kiến thức trung bình về nhận biết về yếu tố nguy cơ té ngã. Điểm trung bình đạt 7,1 ± 1,1 điểm.
Bảng 3.6: Mức độ kiến thức về các biện pháp dự phòng té ngã của sinh viên điều dưỡng
Kiến thức Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tốt 28 40,0
Trung bình 41 58,6
Kém 1 1,4
Điểm trung bình (min - max) 13,0 ± 1,9 (5 - 16)
Có40% sinh viên có kiến thức tốt, 58,6% có kiến thức trung bình, và có 1 sinh viên có kiến thức kém về các biện pháp dự phòng té ngã cho người bệnh. Điểm trung bình đạt 13,0 ± 1,9 điểm.
0 10 20 30 40 50 60 Tốt Trung bình Kém 41,4 57,2 1,4
Biểu đồ 3.3. Mức độ kiến thức chung về phòng té ngã của sinh viên điều dưỡng
Kiến thức chung về phòng té ngã của sinh viên chưa cao, chỉ có 41,4% có kiến thức tốt, 57,2% có kiến thức trung bình, thậm chí có 1 sinh viên có kiến thức kém về phòng té ngã cho người bệnh chiếm tỷ lệ 1,4%.
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá kiến thức chung về phòng té ngã của sinh viên điều dưỡng trước can thiệp giáo dục
Điểm đánh giá Thấp nhất (Min) Cao nhất (Max) Trung bình (Mean ± SD)
Trước can thiệp (T1) 11 25 20,1 ± 2,4
Trước can thiệp giáo dục điểm kiến thức của sinh viên điều dưỡng ở mức trung bình với 71,8% câu trả lời đúng tương đương 20,1 ± 2,5 trên tổng 28 điểm.