II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
3. Ưu, nhược điểm
3.1 Ưu điểm
-Cơ sở vật vật chất của bệnh viện khang trang, sạch sẽ, phòng khám bệnh thoáng mát, yên tĩnh nhưng đủ kín đáo cho người bệnh.
-Lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo khoa luôn quan tâm tới công tác tuyên truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn có tỷ lệ biến chứng cao.
-Bệnh viện có đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được đào tạo liên tục, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trong chuyên khoa về nội thần kinh nói chung và chuyên ngành đột quỵ não nói riêng.
-Tại khoa Nội thần kinh số lượng giường bệnh trong đơn nguyên đột quỵ khá lớn có thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh đột quỵ não tại tỉnh Nam Định.
-Các máy móc trong khoa cũng được trang bị rất đầy đủ và hiện đại đáp ứng tốt cho công tác cấp cứu điều trị cũng như chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa.
-Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa phân công tiếp nhận người bệnh kịp thời.
-Điều dưỡng viên trong khoa đã có ý thức và thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh đột quỵ não. Phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các di chứng để lại sau đột quỵ não.
-Điều dưỡng đã thực hiện tốt công tác tư vấn, giáo dục, hướng dẫn người nhà và người bệnh cách chăm sóc sau đột quỵ.
3.2 Nhược điểm
-Sự quá tải trong công việc, khoa nội Thần kinh phụ trách 79 giường bệnh và 1 phòng khám thần kinh tại khoa khám bệnh nhưng nhân lực trong khoa chỉ có tổng cộng 07 bác sĩ và 13 điều dưỡng. Trong khi đó khoa nội thần kinh luôn có tỉ lệ người bệnh phủ kín giường bệnh từ 90 -120%
-Công việc của điều dưỡng quá tải dẫn đến một số hoạt động chăm sóc chưa được thực hiện đầy đủ, trực tiếp.
-Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Đột quỵ não về vấn đề chăm sóc đã được chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế. Chưa có tranh ảnh, áp phích để giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
-Khoa phục hồi chức năng chưa có sự kết hợp hoạt động điều trị song song cho người bệnh đang điều trị tại khoa nội thần kinh.
-Khoa dinh dưỡng chưa kết hợp trong tư vấn cũng như cung cấp bữa ăn cho người bệnh tại khoa.
-Trình độ chuyên môn của nhân viên y tế chưa đồng đều.
-Công việc quá tải, áp lực lớn, chế độ đãi ngộ còn hạn chế, nghề nghiệp chưa được cộng đồng chia sẻ dẫn đến một số điều dưỡng cảm thấy mệt mỏi chán nản, mất dần sự nhiệt huyết với nghề.
-Người bệnh chủ yếu là người già(75%) vì vậy kiến thức về đột quỵ não còn hạn chế.
-Gia đình đình người bệnh chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức về chăm sóc người bệnh đột quỵ não (trong gia đình đã có người đột quỵ não 7.5%)