GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 45 - 47)

Từ kết quả thu được qua thống kê nghiên cứu về thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa nội thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

1: Đối với bệnh viện

-Cơ sở vật chất: Bệnh viện cần sớm xây dựng, thành lập khoa Đột qụy não. - Khoa dinh dưỡng của bệnh viện cần hoạt động hiệu quả hơn. Triển khai thêm chức năng cung cấp xuất ăn dành cho người bệnh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn của người bệnh. -Khoa phục hồi chức năng cần có sự liên kết, hỗ trợ, điều trị song song cho người bệnh với khoa nội thần kinh.

-Nhân lực: Nhân lực điều dưỡng viên còn ít, 13 điều dưỡng viên/ 79 giường bệnh (trung bình 6 người bệnh/1 điều dưỡng) trong khi quy định chỉ từ 2-3 người bệnh/1 điều dưỡng. Vì vậy cần tăng cường đào tạo, bổ sung nhân lực có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, tăng cường nhân lực cho khoa nội thần kinh với số lượng người bệnh đông (ưu tiên các bác sỹ, điều dưỡng đã học chuyên khoa về thần kinh). Sẽ giúp cho người bệnh sau đột quỵ não được chăm sóc toàn diện một cách tốt nhất.

-Bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập của nhân viên y tế. Cần tạo môi trường làm việc thoải mái, kích lệ, động viên khen thưởng điều dưỡng viên có tâm huyết với nghề, hoàn thành tốt công việc được giao kịp thời.

2: Đối với khoa nội thần kinh.

-Xây dựng bảng mô tả công việc cho thành viên điều dưỡng trong khoa và có thưởng phạt rõ ràng để điều dưỡng viên trong khoa luôn cố gắng trong công việc.

-Hàng tháng hàng quý nên tổ chức các chuyên đề thảo luận để điều dưỡng viên có thể cập nhật kiến thức mới một cách kịp thời.

-Chăm sóc về giao tiếp cho người bệnh sau đột quỵ não chưa được quan tâm đúng mực. Cần tăng cường sự chăm sóc, hướng dẫn các bài tập phục hồi chuyên biệt để giải quyết các vấn đề về giao tiếp này.

- Khoa cần sưu tầm chuẩn bị thêm các hình ảnh video minh họa để quá trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh được trực quan hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

3: Đối với cán bộ y tế

- Cần thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh từ khi bắt đầu nhập viện để thực hiện tốt công tác chăm sóc cũng như tập luyện nhằm giảm thiểu các di chứng đến mức tối đa.

- Tích cực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu cập nhật những kiến thức mới về bệnh đột quỵ não, biến chứng trên người bệnh, các biện pháp dự phòng biến chứng, biện pháp hỗ trợ phục hồi các biến chứng.

- Tuân thủ đúng các quy trình điều dưỡng cũng như luôn cập nhật các kiến thức chăm sóc người bệnh mới nhất.

- Luôn củng cố sự yêu nghề, tâm huyết với nghề của bản thân. 4: Đối với người bệnh

- Người bệnh và gia đình cần có sự tôn trọng, thông cảm, chia sẻ hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình điều trị. Không sử dụng vũ lực đối với nhân viên y tế trong mọi hoàn cảnh.

- Đề nghị người bệnh đột quỵ não cần tuân thủ thực hiện tốt biện pháp chăm sóc để dự phòng ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc, chăm sóc theo dõi, thực hiện tốt một số nội dung quan trọng sau:

+ Người bệnh cần nâng cao kiến thức của mình qua sách báo, và các phương tiện truyền thông, người bệnh nên chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những người bệnh khác.

+ Bổ sung kiến thức về cách nhận biết các dấu hiệu sớm của đột quỵ não để người bệnh có thể phát hiện sớm được cơn đột quỵ để cấp cứu kịp thời tại nhà giúp hạn chế các biến chứng để lại sau này.

+ Thực hiện kế hoạch khám và tầm soát các bệnh huyết áp, tiểu đường theo lịch khám định kỳ được cán bộ y tế cung cấp.

+ Bỏ ngay thuốc lá, thuốc lào vì thuốc làm ảnh hưởng đến nhịp tim và gây tăng huyết áp

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)