7. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Đặc điểm HS lớ p8 trường THCS
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi lớp 8 (14 tuổi) có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” , điều
này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em.
Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở học sinh lớp 8. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp.. Ở tuổi 14, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức. Các em không thích ngồi nghe những lời giải thích tỉ mỉ của giáo viên mà chờ đợi những hình thức tìm hiểu mới đối với bài học mới. Ở đó tính tích cực, tính hoạt động của tư duy và tính tự lập của chúng được thực hiện, các khả năng trí tuệ được khêu gợi, yêu cầu tự suy ngẫm và tự khái quát hoá tài liệu được đề cao.
Trong giai đoạn này, nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh. Các hoạt động của HS lúc này chịu ảnh hưởng của xã hội rất mạnh. Khi tiếp cận với công nghệ hiện đại như ĐTTM, máy vi tính…học sinh HS có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin, nhiều đối tượng khác nhau góp phần làm tăng thêm vốn xã hội, tăng cơ hội hòa nhập vào cuộc sống, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho bản thân.
Tuy nhiên ĐTTM cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số, thông tin lan truyền một cách chóng mặt. Học sinh lớp 8 là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, ĐTTM đối với các em có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với kiến thức bộ môn Toán 8 đòi hỏi sự tập chung và tư duy cao. HS ham thích việc lướt web bởi đó là một thế giới muôn màu sắc, ham thích việc nhắn tin tán gẫu với bạn
bè hơn là đọc sách, nghe giảng, đơn thuần bởi vì nó vui hơn những tiết học khô khan. Cá biệt, ĐTTM còn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em sao chép, sử dụng các kết quả có sẵn từ phần mềm Toán trên ĐTTM hoặc trang mạng xã hội mà không chịu tìm tòi suy nghĩ sáng tạo. ĐTTM cũng là nơi cung cấp những thông tin không chính thống, những trang web đen, những văn hóa phẩm đồi trụy dễ xâm nhập vào môi trường học đường. Ở lứa tuổi học sinh lớp 8, tâm sinh lý có những biến đổi khác thường, khiêu khích sự tò mò, dẫn tới những nhận thức lệch lạc và sai trái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của tâm lý tuổi vị thành niên.
1.4.2. Tình hình sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ dạy và học Toán 8
1.4.2.1 Về phía học sinh.
Đến nay, việc khai thác các ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng đã khẳng định được tính ưu việt và phổ cập của nó. ĐTTM đã thực sự trở thành một công cụ hữu ích đối với cả GV, HS. Tuy nhiên, việc nhìn nhận và coi ĐTTM như một công cụ hỗ trợ dạy học còn hạn chế.
Tỷ lệ HS lớp 8 sử dụng ĐTTM trong quá trình học tập Toán chưa nhiều (chủ yếu là trao đổi thông tin về bài tập Toán với bạn bè qua tin nhắn ). Để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng sử dụng ĐTTM của HS, tôi đã tìm hiểu, điều tra đối với 250 HS trường THCS Lại Xuân (đa số HS có lực học trung bình và cư trú tại các thôn nằm ở xung quanh xã Lại Xuân) và 292 HS lớp 8 của trường THCS Minh Đức ( HS cư trú tại các phường nằm ở xung quanh thị trấn Minh Đức huyện Thủy Nguyên). Theo phiếu khảo sát số 2 trong phần phụ lục như sau
Bảng 1.3. Kết quả tìm hiểu về thực trạng sử dụng ĐTTM của HS
Nội dung THCS Lại Xuân Tỷ lệ (%) THCS Minh Đức Tỷ lệ (%) Sử dụng chức năng phổ thông 198 100.0 276 100.0 Nghe nhạc (online) 183 92.4 242 87.7
Xem phim (online) 183 92.4 193 69.9
Đọc báo điện tử 154 77.8 182 65.9
Vào trang web của nhà trường 163 82.3 276 100.0 Trao đổi về bài tập qua tin
nhắn 140 70.7 257 93.1
Trao đổi bài tập Toán qua tin
nhắn 32 16.2 95 34.4
Trao đổi bài tập qua mạng xã
hội 131 66.2 244 88.4
Trao đổi bài tập Toán qua
Facebook 32 16.2 148 53.6
Tham gia khóa học trực tuyến
Toán 61 30.8 105 38.0
Khai thác các phần mềm Toán 21 10.6 9 3.3 Tỷ lệ HS lớp 8 sử dụng ĐTTM trong quá trình học tập Toán chưa nhiều (chủ yếu là trao đổi thông tin về bài tập Toán với bạn bè qua tin nhắn hoặc facebook). Việc tra cứu và khai thác các phần mềm Toán trên ĐTTM để học tập rất hạn chế.
Tôi đã triển khai lấy ý kiến qua phiếu hỏi kết hợp với trao đổi trực tiếp và thông qua Facebook với 12 GV đang làm công tác quản lý, 40 GV trực tiếp giảng dạy Toán và 32 phụ huynh HS trên địa bàn huyện Thủy Nguyên... để có được một góc nhìn khách quan.
Bảng 1.4 Kết quả ý kiến về việc sử dụng ĐTTM trong giờ học tại thời điểm trước khi triển khai đề tài (tháng 4/2021)
Quan điểm
Cán bộ quản lý GV Toán Phụ huynh HS
Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến
Tỷ lệ
% Ý kiến Tỷ lệ %
Cho sử dụng nhưng nghi
ngờ về hiệu quả 2 16,6 13 32,5 13 40,62 Nên sử dụng vì có
hiệu quả thiết thực 2 16,6 5 12,5 1 3,1 Qua bảng 1.4, chúng ta thấy hiện nay các trường THCS và GV môn Toán và phụ huynh HS chưa khuyến khích, hướng dẫn HS sử dụng ĐTTM trong học tập nói chung, học tập môn Toán nói riêng.
1.4.2.2 Về phía giáo viên
Qua điều tra ý kiến của 308 giáo viên trên địa bàn huyện Thủy Nguyên , chúng tôi nhận thấy có rất nhiều lý do dẫn đến GV không sử dụng các phần mềm trên ĐTTM vào giảng dạy bộ môn Toán 8. Theo phiếu khảo sát số 1 phần phụ lục và thu được kết quả như sau
Bảng 1.5 Lý do GV không sử dụng phần mềm Toán trên ĐTTM
Các lý do Lấy ý kiến trực tiếp Tỷ lệ (%) Lấy ý kiến gián tiếp Tỷ lệ (%)
Không có thời gian 37 27.0 42 24,5
Tốc độ truy cập chậm 33 24,1 21 12.3
Chức năng như máy tính cầm tay 24 17,5 18 10,5
Phải trả phí cài đặt 11 8,1 38 22.2
Không biết phần mềm Toán học 98 71,5 103 60,2
Tổng số GV khảo sát 137 171
Như vậy, lý do chính dẫn đến việc GV chưa thể sử dụng được các tính năng của ĐTTM vào quá trình dạy học Toán là thông tin về các phần mềm hỗ trợ học Toán chưa phổ biến. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do nội dung trên các phần mềm này còn đơn điệu, chủ yếu là tóm tắt lý thuyết trong SGK và một số bài tập trắc nghiệm. Một lý do cần đề cập là 100% GV đã biết sử dụng ĐTTM
với mục đích liên lạc trao đổi thông tin với phụ huynh và đồng nghiệp trong khi tỉ lệ GV biết khai thác phần mềm trên ĐTTM chỉ có là 30% .
1.4.2.3 Về phía nội dung, điều kiện và phương tiện dạy học
Mặc dù trong xu thế CNTT phát triển như vũ bão hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector), hệ thống mạng wifi vẫn còn là một yêu cầu rất khó khăn với một số nhà trường. Cụ thể trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nhiều trường học được trang bị phòng máy vi tính, hệ thống máy chiếu cho từng lớp học nhưng đường truyền mạng Internet băng thông khá nhỏ, ảnh hưởng tới việc khai thác và ứng dụng CNTT của GV trong dạy học Toán 8.
Quy định sử dụng điện thoại trong giờ học của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020 có hiệu lực từ đầu tháng 11/2020. Khi sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học nếu không có sự quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ của giáo viên, HS bị mất tập chung, giảm hiệu quả học tập vì lướt wed hay chơi game. Trong quá trình giảng dạy, GV đã tích cực dùng bảng nhóm cho HS báo cáo kết quả công việc được giao, tuy nhiên đây không thể là việc thường xuyên được vì giá thành mua giấy bút làm bảng phụ khá tốn kém, khi treo bảng và báo cáo mất rất nhiều thời gian. Một số GV đã dùng phần mềmDroidCam trong hệ điều hành Android tận dụng camera điện thoại như wecam độ phân giải cao cho máy tính để chiếu bài làm HS trên màn chiếu tiết kiệm thời gian và chi phí khi giảng dạy môn Toán.
Vấn đề chấm trắc nghiệm môn Toán 8 đã đảm bảo độ phủ rộng và tính khách quan khi đánh giá bài làm của HS nhưng cũng làm cho GV tiêu tốn khá nhiều thời gian. Các GV ở trường THCS Minh Đức huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng đã dùng ứng dụng Quiz Maker(Chấm thi) để chấm bài thi dạng trắc nghiệm với các mã đề được tạo ra trên máy tính qua phần mềm trộn đề
Young Mix với tốc độ 1s cho một bài làm nhưng chưa được phổ biến rộng rãi cho GV khai thác ứng dụng này.
Trong các hội thi, hội thảo, một số GV đã tìm hiểu và mạnh dạn đưa ứng dụng Kahoot vào hoạt động khởi động của bài dạy như một trò chơi trực tuyến tạo ra sự hứng khởi và tăng khả năng phối hợp các HS trong nhóm.
Để ứng phó với đại dịch COVID-19 toàn nghành giáo dục cùng với xã hội đã triển khai hàng loạt các biện pháp tích cực trong đó có việc dạy học online . Các GV cùng HS cũng không ngừng tiếp cận và bổ xung các kỹ năng sử dụng CNTT trong mỗi bài học. GV thường đánh giá HS học online qua hệ thống bài về nhà chụp lại trên giấy bằng camera điện thoại, hoặc hệ thống bài tập làm trên các công cụ MS Form, Google Form ... Khi tự học ở nhà, một số HS đã biết tận dụng phần mềm PhotoMath trên ĐTTM làm bài tập liên quan đến phân tích đa thức, giải các phương trình , bất phương trình nhưng chỉ ở mức độ so sánh và kiểm tra lại bài tập mình đã làm. Bên cạnh đó một số HS đã làm quen với ứng dụng QANDA giúp tìm kiếm lời giải bài tập chỉ trong vòng 5 giây nhưng mới ở mức độ tham khảo cách làm mà chưa biết tận dụng hệ thống hỏi đáp có chọn lọc trên QANDA giúp đỡ như một vị gia sư trực tuyến.
Như vậy, khả năng tích hợp các ứng dụng di động được cài đặt trên ĐTTM vào trong các hoạt động dạy học trong và ngoài lớp học là vô cùng lớn. GV được trao quyền tự chủ trong thiết kế và tổ chức nội dung dạy học, hướng dẫn cách học, kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Bài toán sử dụng ĐTTM trong dạy học bộ môn toán 8 sẽ đặt ra cho chúng ta một cách tư duy mới về tổ chức quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất có thể.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã hệ thống hóa vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cụ thể:
Về mặt lý luận: Chương I đã tập trung vào làm rõ lý luận về thiết bị dạy học; hệ thống các quan niệm về vai trò của điện thoại thông minh trong dạy học môn Toán trong đó tập trung nêu rõ những ưu thế của ĐTTM trong việc hỗ trợ dạy học; các phần mềm Toán có thể ứng dụng trong chương trình Toán 8.
Về mặt thực tiễn: Qua việc xử lý các số liệu điều tra đã cho thấy phần nào thực trạng và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn dạy học môn Toán với sự hỗ trợ của ĐTTM ở các trường THCS. Các số liệu thu được cũng cho thấy ĐTDĐ nói chung, dòng điện thoại thông minh là phổ biến đối với GV và HS lớp 8, đặc biệt là những vùng kinh tế phát triển, tuy nhiên hầu hết chưa khai thác có hiệu quả các ứng dụng của ĐTTM vào việc dạy và học môn Toán.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TOÁN 8
2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp
Các biện pháp sử dụng ĐTTM hỗ trợ dạy học Toán 8 đưa ra phải đảm bảo theo yêu cầu hỗ trợ cả HĐ dạy của GV (thiết kế bài dạy, tổ chức DH trên lớp, KTĐG, DH online và hướng dẫn tự học) và HĐ học của HS (trên lớp và ở nhà) mang tính khả thi và hiệu quả khi thực hiện.
Các biện pháp cần được xây dựng phù hợp với nguyên tắc dạy học bộ môn Toán: “Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn; đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng; đảm bảo sự thống nhất giữa tính đồng loạt và phân hóa; đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phân loại HS; đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò hướng dẫn của thầy và vai trò chủ thể của trò” được thiết kế để đồng bộ và sử dụng kết hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác
Việc xây dựng những biện pháp sử dụng ĐTTM trong giảng dạy môn Toán 8 cần dựa trên những điều kiện thực tiễn như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường, năng lực của GV để có thể thực hiện được, nhằm tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực môn Toán, làm tăng hứng thú của HS trong học tập môn Toán.
2.2. Một số biện pháp
2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng nội dung dạy học Toán 8 có sử dụng hỗ trợ của ĐTTM.
a) Căn cứ xây dựng biện pháp
Trong chương trình Toán 8, không phải nội dung nào cũng có cơ hội sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ. Bên cạnh đó, có những nội dung dạy học sử dụng ĐTTM nhiều khi không có ý nghĩa hoặc là không thể tốt hơn việc sử dụng các phần mềm dạy học trên máy tính …Chính vì vậy, việc xây dựng các nội dung dạy học Toán 8 có sử dụng ĐTTM là điều rất cần thiết.
b) Nội dung biện pháp
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Toán 8 , chúng tôi thấy có một số nội dung dạy học rất phù hợp khi sử dụng ĐTTM khi giảng dạy, như : Ở phần Đại số lớp 8, các nội dung có thể khai thác được bao gồm chương I : Phép nhân và phép chia đa thức; Chương II: Phân thức Đại số; chương III: phương trình bậc nhất một ẩn; chương IV : Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Phần Hình học 8 , các