Đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ dạy học Toán 8 (Trang 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Đánh giá thực nghiệm

3.4.1. Phân tích định tính

Sau khi triển khai thực nghiệm sư phạm thì hầu hết HS ở lớp thực nghiệm đã thấy thích thú hơn với việc học có ứng dụng phần mềm. Đặc biệt đối với việc giải các bài toán về phương trình và bất phương trình và các bài toán có liên quan đã nhanh chóng và hiệu quả hơn so với lớp đối chứng. Không khí trong giờ học bớt căng thẳng và buồn tẻ.

Đối với nhóm thực nghiệm: Ở những tiết học đầu, GV vẫn còn lúng túng, HS rụt rè, thiếu tự tin là do chưa quen với việc tự học trên ĐTTM. Các tiết thực nghiệm tiếp theo, chúng tôi thấy rằng với sự hỗ trợ của phần mềm trên ĐTTM, HS cảm thấy hứng thú trong tiết học Toán, các hoạt động sử dụng phần mềm đã kích thích được sự tò mò và khám phá tri thức Toán học, GV tự tin và sử dụng thành thạo hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian cho HS tự phát hiện và tự đánh giá. Bài dạy có sự hỗ trợ của ĐTTM, HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, giờ dạy sôi nổi và hiệu quả, rèn luyện khả năng tư duy tốt hơn. HS được tăng cường tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình hình thành kiến thức mới, khắc phục được một số sai lầm của HS khi làm bài tập và khẳng định phần mềm không làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực của HS.

Đối với nhóm đối chứng: Các tiết học được giảng dạy theo phương án không có sự hỗ trợ của ĐTTM. Kết quả HS tiếp thu kiến thức cũng khá tốt, tuy nhiên không sôi nổi, số lượng HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV. Giáo viên phải làm nhiều hơn, chưa phát huy được năng lực của người học. Qua quan sát chúng tôi thấy có nhiều HS không tập trung vào bài giảng của GV, một số HS không trả lời được các yêu cầu của GV. Khả năng tự học ở nhà của HS chưa tốt.

3.4.2. Phân tích định lượng

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, kết quả của bài kiểm tra giữa kì I và giữa kì II (phụ lục 3, phụ lục 4) chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả điểm của hai bài kiểm tra

Lớp Bài kiểm tra giữa Số HS đạt điểm Xi Điểm trung bình (X ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8A1 (38 HS) I 0 0 0 0 1 9 8 5 6 4 5 7.00 II 0 0 0 0 0 8 9 5 5 5 6 7.18 8A2 (38 HS) I 0 0 0 0 1 8 9 7 7 3 3 6,84 II 0 0 0 0 1 8 8 8 7 2 4 6,89 Qua số liệu thống kê cho thấy đầu học kì I, cả 2 lớp có lực học ngang nhau gồm 5% HS yếu ; 44% HS trung bình ; 36% HS khá và 5% HS giỏi. Đến giữa kì I, lớp thực nghiệm 8A1 có số HS yếu và HS trung bình chưa có sự thay đổi nhiều nhưng số HS giỏi tăng 10% và điểm trung bình của lớp đã đạt 7,00. Bên cạnh đó, lớp đối chứng 8A2 không có sự thay đổi so với đầu năm và điểm trung bình chỉ đạt 6,84. Sang kì II, HS lớp thực nghiệm 8A1 đã thuần thục các kỹ năng sử dụng phần mềm trên ĐTTM trong học tập nên bài kiểm tra giữa kì II có sự thay đổi rõ rệt, hiệu số điểm trung bình của lớp 8A1 đã tăng 0,18 trong khi đó hiệu số điểm trung bình của lớp đối chứng 8A2 chỉ thay đổi được 0,04. Điều này chứng tỏ khả năng giải toán của học sinh sau khi sử dụng phần mềm trên ĐTTM hỗ trợ môn Toán 8 tốt hơn so với ban đầu.

Biểu đồ 3.1. Kết quả bài kiểm tra giữa kì I của lớp 8A1 và 8A2

Đồng thời, ta cũng thấy rõ ràng ở bài kiểm tra giữa kì II, lớp 8A1 không còn điểm dưới 5, số học sinh đạt điểm 9 đến 10 ở bài kiểm tra số 2 tăng rõ rệt.

Biểu đồ 3.2. Kết quả bài kiểm tra giữa kì II của lớp 8A1 và 8A2

Kết quả khảo sát tại lớp 8A1, các em HS tỏ ra thích thú với các hoạt động có sự hỗ trợ của phần mềm. Trong đó có 85% học sinh thích học môn Toán với sự hỗ trợ của phần mềm trên ĐTTM và đa số ý kiến cho rằng có hiểu bài sau các hoạt động đó. Vấn đề khó khăn nhất đối với HS không phải thao tác vì các em đã được làm quen với một số phần mềm từ trước mà là việc suy luận từ bài toán đã có. Đa số các em thích thú khi được sử dụng phần mềm để trực tiếp thay đổi các hình vẽ theo ý của mình hay xem các hình động được giáo viên

chuẩn bị trước, các em không còn cảm thấy “sợ” nội dung chứng minh hình học. Đây chính là một trong những điểm đáng lưu ý trong quá trình nghiên cứu đề tài, cho thấy tiềm năng trong tạo hứng thú với môn học cho học sinh, là tiền đề, động lực nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Qua bảng thống kê có thể thấy rằng học lực của lớp 8A1 tốt hơn của lớp 8A2 với tỉ lệ của HS có điểm trên 7 chiếm khoảng 40% so với khoảng 34% của lớp 8A2 trong bài kiểm tra giữa kì I, tỉ lệ điểm dưới trung bình cũng ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên có thể thấy sang đến bài kiểm tra giữa kì II kết quả của lớp 8A1 có sự thay đổi tích cực khi giảm được tỉ lệ HS dưới điểm trung bình, tăng số HS điểm giỏi chiếm 42%. Cụ thể các em HS kết quả thấp ở bài kiểm tra trước đã biết về một số kỹ năng cơ bản. Các em HS khá vẫn duy trì được điểm số và có phần nhỉnh hơn về tốc độ làm bài trong giờ kiểm tra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã trình bày được quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đã được trình bày trước đó.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm và những kết quả thu nhận được, chúng tôi có thể khẳng định: Mục đích thực nghiệm sư phạm đã được hoàn thành, những biện pháp được đề ra ở chương 2 có tính khả thi và hiệu quả tốt. Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy chất lượng học tập của học sinh được nâng cao, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng. Rõ ràng, việc sử dụng phần mềm trên ĐTTM hỗ trợ dạy học đã cho thấy chất lượng dạy học đựợc nâng cao. Học sinh tỏ ra rất thích thú trong tiết học, tham gia xây dựng bài tích cực, sôi nổi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài thể hiện ở những đóng góp sau:

1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về sử dụng phương tiện dạy học Toán; nói riêng là về khai thác điện thoại thông minh hỗ trợ DH Toán.

2) Tìm hiểu thực trạng tình hình dạy học Toán 8 từ yêu cầu và mục tiêu sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ GV và HS.

3) Đề xuất một số biện pháp khai thác sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ hoạt động GV và HS trong dạy và học Toán 8.

4) Vận dụng các biện pháp đã xây dựng vào một số tình huống dạy học cụ thể ở Toán 8.

5) Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đã xây dựng thông qua thực nghiệm sư phạm.

2. Khuyến nghị

Qua đề tài này, chúng tôi mong rằng các giáo viên có thể nghiên cứu thêm các ứng dụng khác của ĐTTM trong môn Toán 8 để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học.

Cần đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình dạy học của các nhà trường. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, bàn bạc về công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt sử dụng phần mềm dạy học trên ĐTTM . Tạo điều kiện cho học sinh tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ công nghệ trong nhà trường. Nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm dạy học Toán từ đó tự bồi dưỡng cập nhập công nghệ và ứng dụng công nghệ vào dạy học.

Do thời gian có hạn nên nghiên cứu này chưa thật sâu rộng và chưa thể tiến hành thực nghiệm sư phạm với tất cả các nội dung của đề tài. Đặc biệt là đề tài này còn có thể mở rộng trong dạy học Toán THCS. Hy vọng các đề tài sau các tác giả sẽ có điều kiện khắc phục những hạn chế của đề tài này để đạt được kết quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

[1] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2016), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[4] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên) - Tôn Thân (chủ biên) (2011), Toán 8 (tập 1), NXB Giáo dục.

[5] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên) - Tôn Thân (chủ biên) (2011), Toán 8 (tập 2), NXB Giáo dục.

[6] Hoàng Chúng (chủ biên), Nguyễn Vĩnh Cận, Vũ Thế Hựu (2001), Để học tốt Toán 8 – Đại số, NXB Giáo dục.

[7] Hoàng Chúng (chủ biên) Nguyễn Vĩnh Cận, Vũ Thế Hựu (2000,2001), Để học tốt Toán 8 – Hình học. Nxb Giáo dục

[8] Nguyễn Minh Đức (2013), Rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh THCS thông qua hệ thống bài tập Đại số lớp 8, luận văn Thạc sỹ PPDH Toán, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên.

[9] Trần Thị Hoa (2020), Dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh với sự hỗ trợ của một số phần mềm Toán học, luận văn Thạc sỹ PPDH Toán, Trường ĐHSP Hà Nội.

[10] Trần Kiều (chủ biên) (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

[11] Nguyễn Bá Kim (2017), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[12] Nguyễn Thị Lý (2004), Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Đại số lớp 8 bằng trắc nghiệm khách quan, luận văn Thạc sỹ PPDH Toán, Trường ĐHSP Hà Nội.

[13] Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội - Đà Nẵng.

[14] Quốc hội khóa XIII (2013), Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

[15] Đỗ Đức Thái (Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt, Lê Tuấn Anh, Đỗ Đức Bình, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Phương Thuý (2018),

Dạy học phát triển năng lực môn Toán THCS, NXB ĐHSP, Hà Nội

[16] Trương Thị Khánh Phương (2011), Tiềm năng của các bài toán kết thúc mở trong việc hỗ trợ học sinh phát triển năng lực suy luận ngoại suy, Tạp chí Giáo dục số 276.

[17] Nguyễn Đức Tấn (2020), Cẩm nang vẽ thêm hình phụ trong giải toán hình học phẳng, NXB Thanh Hóa.

[18] Đào Tiến Dũng (2009), Thiết kế hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số chủ đề môn Toán ở trường THPT, luận văn Thạc sỹ PPDH Toán, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên.

[19] Đặng Thị Hà Trang (2018), Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay, luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Học viện Khoa học Xã hội.

[20] Trịnh Thị Phương Thảo, Phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 12 với sự hỗ trợ của điện thoại di động, Luận án tiến sĩ Giáo dục học Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

[21] Lê Thanh Giang (2009), Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau, luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

[22] Nguyễn Thị Hoa (2016), Tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[23] Trần Vui (2014), Giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học Toán, NXB Đại học Huế.

B. Tài liệu tiếng Anh

[24] Cory A. Kildare, Wendy Middlemiss (2017) “Impact of parents mobile device use on parent-child interaction ” (Tác động của việc sử dụng thiết bị di động của cha mẹ đối với tương tác cha-con)

[25] James Everett Katz (2006),Magic in the Air: Mobile Communication and the Transformation of Social Life(Ma thuật trong không khí: truyền thông di động và các chuyển đổi của cuộc sống xã hội).

[26] Kerry Devitt, Debi Roker (2009), The Role of Mobile Phones in Family Communication (Vai trò điện thoại di động trong truyền thông gia đình).

[27] Marilyn Campbell (2005), Tác động của điện thoại thông minh đến đời sống xã hội của giới trẻ, Trường Đại học Công nghệ Queensland.

[28] Richard Ling (2004), The Cell Phone's Impact on Society (Kết nối Điện thoại thông minh: Tác động của điện thoại thông minh trong xã hội).

[29] Kristiansen (2001), M-learning. Experiences from the use of WAP as a supplement in learning (Học tập trong môi trường di động. Kinh nghiệm từ việc sử dụng WAP như một phần bổ sung trong học tập).Oslo, Fornebu Knowation.

[30] John Traxler (2009), Current State of Mobile Learning (Thực trạng của việc học tập trên thiết bị di động), AU Press, Athabasca University 1200, 10011 - 109 Street Edmonton, AB T5J 3S8.

C. Website

[31] Rebecca - rjhogue (2011), An inclusive definition of mobile learning

(Quan niệm tổng quan về học tập trên thiết bị di động), http://rjh.goingeast.ca/2011/07/17/an-inclusive-definition-of-mobile- learning-edumooc/

[32] Jimmy D. Clark, M.Ed (2007), Learning and Teaching in the Mobile Learning Environment of the Twenty-First Century(Dạy và học trong môi trường thiết bị di động ở thế kỷ XXI), Texas.

[33] https://vietnammarcom.edu.vn/tabID/521/default.aspx?ArticleID=21036 &CategoryID=27 (Điện thoại thông minh tiếp tục trên đà phát triển ở cả khu vực thành thị và nông thôn)

[34] https://play.google.com/store/apps/details?id=com.toanhoc.lop8&hl=vi &gl=US

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : PHIẾU KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN SỐ 1

(Dành cho giáo viên) Kính chào thầy(cô)!

Nhằm lấy ý kiến về mức độ sử dụng ĐTTM của giáo viên khi giảng dạy bộ môn Toán, mong thầy (cô) vui lòng dành chút thời gian trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Trước khi trả lời câu hỏi, thầy (cô) hãy đọc kỹ phần câu hỏi và điền câu trả lời vào giấy. Chúng tôi cam kết những thông tin mà em cung cấp sẽ chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu, không nhằm vào mục đích khác.

Cảm ơn sự cộng tác của thầy(cô)!

Phần thứ nhất : Các thông tin chung( không bắt buộc phải ghi)

Họ và tên :……… Trường:………..

Phần thứ hai: Nội dung khảo sát

{ thầy(cô)! đánh dấu X vào mục lựa chọn }

1. Thầy (cô) có sử dụng điện thoại không ? Có [ ] ; Không [ ]

2. Điện thoại thầy (cô) có truy cập mạng Internet không ? Có [ ] ; Không [ ]

3. Thầy (cô) có nghe nhạc online từ ĐTTM không? Có [ ] ; Không [ ]

4. Thầy (cô) dùng điện thoại trao đổi về đồng nghiệp qua tin nhắn không? Không [ ] ; Thỉnh thoảng [ ] ; Thường xuyên [ ]

5. Thầy (cô) có dùng ĐTTM trao đổi về bài tập Toán với bạn bè qua tin nhắn không?

Không [ ] ; Thỉnh thoảng [ ] ; Thường xuyên [ ]

6. Thầy (cô) có dùng ĐTTM vào mạng xã hội trao đổi công việc không? Không [ ] ; Thỉnh thoảng [ ] ; Thường xuyên [ ]

Không nên [ ] ; Nghi ngờ về hiệu quả [ ] ; Nên sử dụng [ ] 8. Thầy (cô) dùng các phần mềm trên ĐTTM để giảng dạy môn Toán

không?

Không [ ] ; Thỉnh thoảng [ ] ; Thường xuyên [ ]

9. Lý do dẫn đến việc thầy (cô) không dùng phần mềm trên ĐTTM để giảng dạy ?

Không có thời gian [ ] ; Phải trả phí cài đặt [ ] ; Tốc độ truy cập mạng của ĐTTM chậm [ ];

Nội dung phần mềm trên ĐTTM không khác máy tính cầm tay [ ]; Không biết địa chỉ và cách sử dụng phần mềm Toán [ ]; Lý do khác……….. ……….

Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN SỐ 2

(Dành cho học sinh) Chào em!

Nhằm lấy ý kiến về mức độ sử dụng ĐTTM của học sinh khi học tập bộ môn Toán 8, mong em vui lòng dành chút thời gian trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Trước khi trả lời câu hỏi, em hãy đọc kỹ phần câu hỏi và điền câu trả lời vào giấy. Chúng tôi cam kết những thông tin mà em cung cấp sẽ chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu, không nhằm vào mục đích khác.

Cảm ơn sự cộng tác của em!

Phần thứ nhất : Các thông tin chung( không bắt buộc phải ghi)

Họ và tên :……… Lớp….. Trường:………..

Phần thứ hai: Nội dung khảo sát

(đề nghị em đánh dấu X vào mục lựa chọn )

1. Em có hứng thú trong giờ học môn Toán có sử dụng ĐTTM không? Rất thích [ ] ; Thích [ ] ; Bình thường [ ]; Không thích [ ]

2. Mức độ hiểu bài đối với những tiết học có sự hỗ trợ của ĐTTM Hiểu [ ] ; Không hiểu [ ]; Bình thường [ ]

3. Điện thoại của em có truy cập được mạng Internet không ? Có [ ] ; Không [ ]

4. Em có nghe nhạc online từ ĐTTM không?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ dạy học Toán 8 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)