Một số biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ dạy học Toán 8 (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Một số biện pháp

2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng nội dung dạy học Toán 8 có sử dụng hỗ trợ của ĐTTM.

a) Căn cứ xây dựng biện pháp

Trong chương trình Toán 8, không phải nội dung nào cũng có cơ hội sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ. Bên cạnh đó, có những nội dung dạy học sử dụng ĐTTM nhiều khi không có ý nghĩa hoặc là không thể tốt hơn việc sử dụng các phần mềm dạy học trên máy tính …Chính vì vậy, việc xây dựng các nội dung dạy học Toán 8 có sử dụng ĐTTM là điều rất cần thiết.

b) Nội dung biện pháp

Qua thực tế giảng dạy bộ môn Toán 8 , chúng tôi thấy có một số nội dung dạy học rất phù hợp khi sử dụng ĐTTM khi giảng dạy, như : Ở phần Đại số lớp 8, các nội dung có thể khai thác được bao gồm chương I : Phép nhân và phép chia đa thức; Chương II: Phân thức Đại số; chương III: phương trình bậc nhất một ẩn; chương IV : Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Phần Hình học 8 , các nội dung có thể khai thác là chương I : Tứ giác; Chương III Tam giác đồng dạng; Chương IV: Hình lăng trụ đứng, Hình chóp đều.

Phần đại số

STT Nội dung dạy học Các phần mềm sử dụng Ghi chú

1 Phép nhân đa thức PhotoMath; Math Solver… 2 Các hằng đẳng thức PhotoMath; Math Solver…

3 Các phương pháp phân tích PhotoMath; Math Solver… 4 Phép chia đa thức PhotoMath; Math Solver… 5 Các phép toán về phân thức PhotoMath; Math Solver…

6 Giải PT đưa về bậc nhất PhotoMath; Math Solver…

7 Giải BPT bậc nhất một ẩn PhotoMath; Math Solver…

Phần Hình học

STT Nội dung dạy học Các phần mềm sử dụng Ghi chú

1 Tứ giác đặc biệt GeoGebra.

2 Đường trung bình tam giác. GeoGebra

4 Đối xứng trục, đối xứng tâm GeoGebra.

5 Hình hộp chữ nhật 3DGeoGebra.

6 Hình lăng trụ đứng 3DGeoGebra.

Trong các nội dung dạy học này , HĐ của GV và HS có tích hợp với một số HĐ thành phần có sử dụng sự hỗ trợ của ĐTTM, như vậy quy trình chuẩn bị trước giờ lên lớp và thực hiện lên lớp có những nét đặc thù riêng.

Quy trình thiết kế nội dung bài dạy có hỗ trợ của ĐTTM như sau

Bước 1: Tiến hành làm kế hoạch bài dạy “nền”: GV xác định mục đích, yêu cầu, nội dung cụ thể của giờ dạy và tiến hành soạn kế hoạch bài dạy “nền”. Kế hoạch bài dạy “nền” là dùng cho giờ dạy theo hình thức thông thường.

Bước 2: Lựa chọn các HĐ có thể tích hợp với việc sử dụng CNTT: GV tìm tòi phát hiện các HĐ có thể khai thác thế mạnh CNTT để tăng cường tính tích cực hóa quá trình nhận thức trong HĐ học tập của HS.

Bước 3: Tích hợp nội dung bài giảng: Tìm hiểu các phần các phần mềm và phương tiện kỹ thuật để thiết kế các modul phù hợp với các nội dung đã lựa chọn để tích hợp vào giờ dạy.

Bước 4: Hoàn chỉnh soạn lại kế hoạch bài dạy: Soạn lại, xác định mục đích yêu cầu đối với HĐ học của HS trong từng modul nhỏ và thể chế hóa các HĐ của HS thông qua các phương tiện hỗ trợ.

Bước 5: Tổ chức dạy học: Chuẩn bị phương tiện kỹ thuật, bố trí chỗ ngồi trong lớp. Hướng dẫn HS chuẩn bị các kiến thức liên quan trước giờ học. Tiến hành giờ dạy theo kế hoạch bài dạy đã chuẩn bị.

Bước 6: Đánh giá kết quả: Kiểm tra kết quả nhận thức của HS thông qua bài làm và các thông tin phản hồi để quay lại bước 1 điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, trong khi thực hiện một bước nào đó, thấy ở bước trước đó có gì chưa phù hợp hoặc phát hiện ra phương án “tối ưu” hơn thì GV quay lại điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ minh họa xây dựng nội dung dạy học Toán 8 có trợ giúp của ĐTTM. 1) Hoạt động khởi động: Sau khi hoàn tất công việc ổn định lớp, GV có thể trình chiếu hình ảnh thực tế, hay một câu chuyện vui để kích thích sự hứng thú ở học sinh. Bên cạnh đó, GV có thể đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ liên quan đến bài học bằng trò chơi tương tác trực tuyến Kahoot hoặc Plickers.

2) Hoạt động hình thành kiến thức: Bên cạnh các phương pháp và kỹ

thuật dạy học đặc trưng của bộ môn Toán 8, GV có thể khai thác một số công cụ như app Photomath , app Math Solver… cho việc giải quyết bài toán về đại số, app GeoGebra, GeoGebra 3D… hỗ trợ dạy Hình học đặc biệt là hình học không gian. GV lựa chọn ứng dụng thích hợp để xây dựng bài giảng, chuẩn bị sẵn các câu hỏi gợi mở, các phương án giúp học sinh tích cực xây dựng bài.

3) Hoạt động luyện tập, vận dụng: Với các hoạt động luyện tập phong phú như làm cá nhân đến hoạt động nhóm bàn, nhóm đôi, nhóm lớn giáo viên đều có thể sử dụng điện thoại thay cho máy soi vật thể chiếu kết quả , sản phẩm học tập của học sinh lên trên máy chiếu bằng phần mềm LovelyScreen với điện thoại Iphone hoặc phần mềm DroidCam với điện thoại Android. HS sẽ có nhiều thời gian hơn để đánh giá và tự đánh giá quá trình học tập của mình.

4) Hoạt động tìm tòi khám phá: Giáo viên nên đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng công việc HS phải làm, phải chuẩn bị cho tiết học sau. Nếu có nhiệm vụ có liên qua đến việc sử dụng ĐTTM cần hướng dẫn cụ thể để học sinh có thể hoàn thành. Khi hướng dẫn HS tự học ở nhà trên ứng dụng của ĐTTM cần có mốc thời gian hoàn thành và kết quả đạt được theo tiêu chí riêng.

+ Thiết kế bài giảng: Trước khi bắt tay vào thiết kế một giáo án có tính ứng dụng cao trong quá trình giảng dạy thì giáo viên phải chuẩn bị trước các ý tưởng, dự kiến các tình huống khó khăn gặp phải. Khi soạn bài giảng có sử dụng điện thoại cần chú ý soạn các nội dung có tính tương tác như các câu hỏi trắc nghiệm, các hình vẽ.

+ Sử dụng thiết bị: Giáo viên và HS phải thành thạo việc kết nối và sử

dụng điện thoại, máy tính. Với hai hệ điều hành của điện thoại thông minh là IOS và Android có cách cài đặt, kết nối, sử dụng khác nhau.

2.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn cho giáo viên nhằm bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm trên điện thoại thông minh hỗ trợ giảng dạy Toán 8

a) Căn cứ xây dựng biện pháp

Để sử dụng được điện thoại thông minh trong giảng dạy, người giáo viên phải hiểu và biết cách khai thác các phần mềm trên ĐTTM. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều GV có thiết bị điện thoại thông minh nhưng không biết khai thác các ứng dụng trong giảng dạy. Chính vì vậy, chúng ta rất cần những hội thảo, buổi tập huấn liên quan đến nội dung này. Đây chính là biện pháp ưu tiên hàng đầu.

b) Nội dung và cách thực hiện

Lựa chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm sử dụng ĐTTM hỗ trợ giảng dạy Toán 8 để giảng dạy và hướng dẫn cho các buổi tập huấn. Trong quá trình giảng dạy tập huấn cần nói cô đọng, ngắn gọn về lý thuyết, dành nhiều thời gian cho việc làm mẫu và luyện tập, khuyến kích GV trao đổi và thảo luận. Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy, chúng tôi đã xây dựng nội dung theo từng chuyên đề riêng biệt để tập huấn cho GV có được kiến thức và kỹ năng cơ bản bằng bốn chuyên đề sau :

1) Chuyên đề khai thác các ứng dụng ĐTTM về phương trình và bất phương trình Đại số lớp 8: PhotoMath; Microsoft Math Solver ; Socratic ; WolframAlpha

2) Chuyên đề khai thác các ứng dụng giảng dạy Hình học 8: GeoGebra Geometry ; 3DGeoGebra.

3) Chuyên đề đánh giá kết quả học tập của HS qua ứng dụng: Quiz Maker; Lovely Screen, DroidCam.

4) Chuyên đề hướng dẫn HS tự học Toán qua các ứng dụng: PhotoMath; QANDA; Toan lop 8.

Sau đây là hai ví dụ minh họa buổi tập huấn chuyên đề

Ví dụ 1 : Chuyên đề khai thác các ứng dụng ĐTTM về phương trình và bất

phương trình Đại số lớp 8qua phần mềm PhotoMath . GV hướng dẫn tập huấn thực hiện các bước sau

Bước 1 : Đưa ra các yêu cầu

+ Tìm nghiệm của phương trình sau trong vòng 30s

1 2 3 4 2006 2011 2012 2013 2014 x x x x x         

+ Quan sát clip và nêu ra cách nhanh nhất có thể

https://youtu.be/62H5eAtsTQ8 :cách sử dụng PhotoMath khi giải toán

Bước 2: Hướng dẫn cài đặt phần mềm

+ ĐTTM sử dụng hệ điều hành Android truy cập vào CH Play gõ cụm từ

+ ĐTTM sử dụng hệ điều hành IOS truy cập vào App Store gõ cụm từ

PhotoMath và chọn app PhotoMath để cài đặt

Bước 3: Hướng dẫn cách sử dụng các chức năng chính của phần mềm. Phần mềm PhotoMath có 4 thẻ chính gồm

Thẻ chỉnh sửa dùng để nhập trực tiếp phép tính hay phương trình trên bàn phím điện thoại . Ví dụ giải phương trình x2-5x+4 = 0 ta thấy phần mềm xuất hiện 2 nghiệm x1=1; x2=4

Thẻ camera dùng để nhập phép tính hay phương trình viết tay trên giấy Ví dụ khi muốn giải phương trình phương trình x2-5x+4 = 0 trên giấy ta hướng camera điện thoại sao cho hình ảnh của phương trình này nằm trong phần khung hình chữ nhật ta cũng được 2 nghiệm x1=1; x2=4

Thẻ lời giải dùng để minh họa các bước làm để tìm ra kết quả trên và hiển thị cả phần minh họa bằng sự tương giao đồ thị hàm số y = x2-5x+4 và y=0 trên hệ trục Oxy với miền xác định và đặc điểm của nó. Bên cạnh đó nếu ta bấm vào phần mở rộng hiển thị các phương pháp khác , phần mềm sẽ cung cấp thêm 3 cách làm nữa là giải bằng công thức bậc hai, giải bằng công thức PQ, giải bằng phương pháp phần bù bình phương.

Thẻ sổ tay dùng để lưu trữ các lần thực hiện trước đó.

GV sử dụng tài liệu từ phụ lục 1 trình chiếu trên PPT để hướng dẫn các tính năng cơ bản của phần mềm.

Hình 2.1 Minh họa cách sử dụng PhotoMath

Bước 4 : Hướng dẫn thực hành trên ĐTTM : Giải phương trình và bất phương trình sau a) (x – 1) – (2x – 1) = 9 – x b) x2 - 6x + 5 = 0 c) 1 2 3 4 9 8 7 6 x x  x  x d) 2x-5 ≥ x+3 e) | x + 5| = 2x-1

GV hướng dẫn tập huấn đưa ra nhận xét ưu thế cách giải của phần mềm so với cách giải truyền thống: tốc độ giải nhanh( 1 giây ) , cung cấp thêm nhiều phương pháp giải khác nhau, sự chính xác tuyệt đối với hai cách nhập dữ liệu trực tiếp hoặc dùng thẻ camera ưu việt hơn dùng máy tính bỏ túi hiện nay, phụ thuộc vào hệ điều hành và cấu hình của ĐTTM…

Bước 5 : Trao đổi và rút ra tiến trình cơ bản và các điểm cần chú ý khi sử dụng phần mềm trên ĐTTM.

+ Cách khai thác trong thực tế giảng dạy: định hướng cách làm, kiểm tra kết quả hay là dùng cho việc tìm hiểu cách làm tối ưu nhất khi giải PT và bất phương trình.

+ Những điều lưu ý khi sử dụng cho phần mềm: Cấu hình ĐTTM là bản IOS 7 trở lên hoặc Android , không cần phải kết nối mạng , với điều kiện chiếu sáng cơ bản sử dụng thẻ camera để nhận ra phương trình dạng viết tay, phạm vi sử dụng tính toán cơ bản cho đến chương trình lớp 12, vẽ đồ thị, giải phương trình, hệ phương trình, bất phương trình cơ bản.

Ví dụ 2 Chuyên đề khai thác các ứng dụng ĐTTM học môn Hình học lớp 8qua phần mềm GeoGebra Geometry. GV hướng dẫn thực hiện các bước sau

Bước 1 : Đưa ra các yêu cầu

+ Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng BC và có khoảng cách đến BC bằng 2cm. Lấy điểm D bất kì thuộc đường thẳng d. Gọi A’ là điểm đối xứng với điểm A qua điểm D. Khi điểm D di chuyển trên đường thẳng BC thì điểm A’ di chuyển trên đường nào?” . Hãy tìm lời giải trong vòng 1 ph

+ Quan sát clip và nêu ra cách nhanh nhất có thể

https://youtu.be/mwQMWDEbnik : cách sử dụng GeoGebra Geometry

Bước 2: Cài đặt phần mềm ĐTTM sử dụng hệ điều hành Android truy cập vào CH Play gõ cụm từ GeoGebra Geometry và chọn app GeoGebra Geometry để cài đặt. Cài đặt phần mềm ĐTTM sử dụng hệ điều hành IOS truy cập vào App Store gõ cụm từ GeoGebra Geometry và chọn app GeoGebra Geometry cài đặt. Bước 3: Hướng dẫn cách sử dụng các chức năng chính của phần mềm.

Phần mềm GeoGebra Geometry có 3 thẻ

Thẻ nhập đối tượng dùng để nhập trực tiếp đối tượng hình học dưới dạng đại số trên bàn phím điện thoại.

Thẻ công cụ dùng để nhập các đối tượng hình học và mối quan hệ giữa chúng bao gồm : Basic Tools dùng để vẽ các đối tượng cơ bản như điểm, đường thẳng, đa giác…Edit dùng để tạo các thao tác di chuyển, ẩn , hiện, xóa, sao

chép… Construct dùng để vẽ các quan hệ cơ bản như trung điểm đoạn thẳng, đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, tiếp tuyến, quỹ tích…

Measure dùng để tính toán các số đo về góc, độ dài cạnh, diện tích…Points

dùng để vẽ thêm điểm mới từ các quan hệ hình học đã có như giao điểm hai đường thẳng, điểm thuộc miền trong đa giác…. Lines dùng để vẽ thêm đoạn thẳng, tia véc tơ…Polygons dùng để vẽ các loại đa giác… Conics dùng để vẽ các đường cong conic… Transform dùng để vẽ thêm hình từ các phép biến hình như đối xứng tâm, đối xứng trục…Others dùng để vẽ thêm hình dạng tự do.

Thẻ ngữ cảnh dùng để cài đặt vùng hiển thị dưới các dạng cơ bản như hiển thị kiểu trục tọa độ, kiểu lưới, kiểu bảng trắng…..Bên cạnh đó trên vùng hiển thị có xuất hiện mũi tên hai chiều dùng để quay lại các thao tác sau đó hoặc trước đó hỗ trợ các thao tác dựng hình linh hoạt hơn.

Bước 4 : Hướng dẫn thực hành trên ĐTTM.

Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng BC. Lấy điểm D bất kì thuộc đường thẳng d. Gọi A’ là điểm đối xứng với điểm A qua điểm D. Khi điểm D di chuyển trên đường thẳng BC thì điểm A’ di chuyển trên đường nào? . Vẽ hình minh họa trên GeoGebra Geometry

+ Dùng thẻ công cụ để vẽ điểm A nằm ngoài đường thẳng BC , chọn điểm D nằm trên đường thẳng BC . Dùng công cụ Transform lấy điểm A’ đối xứng với điểm A qua D, chọn công cụ Lines để vẽ đoạn thẳng AA’. Chọn điểm A đặt thuộc tính cố định, chọn điểm A’ đặt thuộc tính hiển thị dấu vết khi di chuyển.

Hình 2.2 Minh họa cách sử dụng GeoGebra

+ Chọn điểm D và di chuyển trên đường thẳng BC ta có thấy được quỹ tích điểm A’ khi điểm D di chuyển là đường thẳng song song với BC và cách đường thẳng BC một khoảng bằng khoảng cách từ A đến BC.

+ Thảo luận về lợi ích của phần mềm đem lại trong quá trình giảng dạy môn Hình học lớp 8.

Bước 5 : Trao đổi và rút ra tiến trình cơ bản và các điểm cần chú ý khi sử dụng phần mềm trên ĐTTM. Cách khai thác trong thực tế học tập: định hướng cách làm, kiểm tra kết quả , dùng cho việc tìm hiểu cách làm tối ưu nhất giải bài toán quỹ tích.

+ Những điều lưu ý khi sử dụng cho phần mềm: Cấu hình ĐTTM là bản IOS 7 trở lên hoặc Android, không cần phải kết nối mạng .

Việc triển khai tập huấn cho GV một cách bài bản và có hệ thống rất cần sự phối hợp và tạo điều kiện của các cơ quan quản lý như nhà trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục...

2.2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn HS sử dụng phần mềm trên điện thoại thông minh hỗ trợ học và tự học Toán 8 minh hỗ trợ học và tự học Toán 8

a) Căn cứ xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ dạy học Toán 8 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)