6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.5.2. E-UTRAN và Evolved Packet Core (EPC) E-UTRAN
E-UTRAN trong LTE bao gồm các nút eNodeBs để kết nối trực tiếp chúng với nhau thông qua giao tiếp X2 và kết nối với mạng lõi thông qua giao tiếp S1. Điều này loại bỏ được nhược điểm lớn nhất của các hệ thống 3GPP: Cần phải kết nối và điều khiển các NodeBs thông qua bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC).
Thực tế NodeB được nâng cấp làm trung gian giữa UE và EPC. Nó tạo nên các giao thức vô tuyến cần thiết cho thiết bị người dùng, cũng như để phát và thu số liệu, tạo nên những số liệu an toàn để chuyển cho PDN -GW và ngược lại. Nut B cũng có khả năng đáp ứng chức năng lập lịch, một trong những chức năng vô tuyến quan trọng nhất. eNodeB lập lịch các tài nguyên phổ tần giữa các người dùng khác nhau và đảm bảo chất lượng khác nhau của các dịch vụ cho những người dùng đầu cuối. Ngoài ra nút B còn đảm bảo duy trì thông tin trong khi thiết bị đầu cuối di chuyển.
Evolved Packet Core (EPC):
Dựa vào hình 1.2 ta thấy, EPC gồm 3 thực thể chính: - Thực thể quản lý di động (MME).
- Cổng dịch vụ (S-GW).
- Cổng mạng số liệu gói (PDN-GW).
Ngoài ra còn có một số thực thể logic khác như: Home Subscriber Server (HSS), chức năng tính cước và chính sách (PCRF). Mục đích chính của EPC là tạo ra những chức năng cần thiết để trợ giúp người dùng.
Thực thể MME tạo ra các chức năng điều khiển cũng như báo hiệu cho EPC. MME cũng trợ giúp các chức năng xác thực, bảo mật, chuyển vùng, bán chuyển động và chuyển giao di động. S-GW là cổng chính lưu lượng người dùng, tất cả người dùng đều đi qua cổng S-GM. Nó là điểm neo di động địa phương cho chuyển giao giữa các nút eNodeB. Ngoài ra S-GW cũng tạo ra một số chức năng khác như: Định tuyến đường truyền, tính cước... Cổng PDN-GW hoạt động như một điểm kết nối cho lưu lượng của người dùng. Nó có thể trợ giúp xác định địa chỉ IP cũng như phân loại lưu lượng người dùng thành các lớp QoS khác nhau. Ngoài ra PDN-GW tác dụng như điểm neo di động.