6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.1.1.4. Chia tế bào
Có hai loại chia tế bào: Chia định hướng vùng phủ và chia định hướng dung lượng.
Hình 2.3a miêu tả trường hợp thứ nhất trong đó 4 tế bào mới được bố trí được đặt lân cận tế bào gốc. Bán kính của tế bào mới giống bán kính của tế bào gốc và vùng phủ tăng theo hệ số.
4𝑅2+2𝜋𝑅2
𝜋𝑅2 ≅ 3.27 (2.10)
Hình 2.3: Chia tế bào.
Ta nên sử dụng kỹ thuật chia này nếu cần phải tăng diện tích vùng phủ sóng. Phương pháp thứ hai là chia tế bào định hướng dung lượng như hình 2.3b. Trong đó một tế bào được chia thành các tế bào nhỏ hơn, mỗi cái có cùng số kênh như tế bào gốc. Giả sử việc chia được thực hiện sao cho bán kính của tế bào mới bằng một nửa của tế bào gốc. Để bao phủ toàn bộ tế bào gốc thì cần ít nhất bốn tế
bào mới. Như vậy dung lượng tăng 4 lần. Với tế bào mới có cỡ bé hơn, nên cần giảm công suất phát Pt xuống khoảng 12dB [12]
𝑃𝑡′ = 𝑃𝑡 − 12𝑑𝐵 (2.11)
Một phương pháp khác để tăng dung lượng là giữ nguyên bán kính tế bào và giảm cỡ của cụm cũng như tỉ số sử dụng lại cùng kênh D/R.
Từ đó ta nhận thấy rằng CCI quyết định cỡ cụm và kế hoạch sử dụng lại tần số của các hệ thống tế bào.
Có thể giảm CCI bằng cách thay một anten vô hướng ở trạm gốc bằng một vài anten định hướng. Phương pháp này được gọi là sectoring. Thông thường một tế bào được phân thành 3 sector 1200 hoặc 6 sector 600. Với việc phân sector, để nâng cao được tỉ số C/I cho mỗi sector lên khoảng 3.16 dB.