Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tối ưu dung lượng trong hệ thống thông tin di động LTE (Trang 81 - 86)

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.7. Tóm tắt chương 3

Trước hết, chương 3 giới thiệu các khái niệm về nghiệm tối ưu, miền xác định, các phương pháp tính toán xác định nghiệm tối ưu. Tiếp đó nêu một số giải thuật tối ưu, các lược đồ giải bài toán tối ưu. Cuối cùng tính toán mô phỏng bài toán ấn định kênh tối thiểu trong các miền thời gian và xác định xác suất vùng phủ cho một hệ thống di động. Đó là hai phương pháp tính toán xác suất vùng phủ k khác nhau từ đó có thể so sánh lựa chọn cách tính tối ưu. Đó là bài toán quan trọng để tính chất lượng dịch vụ, lưu lượng đường truyền, cấu hình trạm gốc. Điều đó giải quyết được cả hai vấn đề chi phí và chất lượng dịch vụ.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Luận văn đã nghiên cứu một bài toán tối ưu trong lập quy hoạch mạng di động thế hệ sau. Lập quy hoạch mạng là bài toán rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả xây dựng mạng.

Luận văn đề cập đến tổng quan về cấu trúc mạng di động LTE, các đặc điểm của nó. Qua nó vận dụng những tham số, yêu cầu mạng LTE để tính toán tối ưu mạng.

Để làm cơ sở cho việc tính toán tối ưu mạng, luận văn đã đưa ra những nét cơ bản trong lập quy hoạch mạng: mô hình truyền sóng của các loại tế bào, vùng phủ sóng, dung lượng mạng và vấn đề tối ưu mạng LTE.

Với nội dung cần thiết của bài toán quy hoạch mạng, bài toán đặt ra cần tối ưu các tham số đó. Luận văn đã giới thiệu những bài toán tối ưu và vận dụng nó để mô phỏng, tính toán tối ưu mạng bằng phương pháp phù hợp với mạng di động LTE.

Thành công của luận văn:

- Học viên đã tìm hiểu, nghiên cứu thuật toán gen di truyền, vận dụng nó vào mô phỏng tìm ra giá trị tối ưu của lưu lượng mạng, ấn định số kênh trong miền thời gian trong ngày và giá trị của hàm phân bố vùng phủ sóng. Đó là một phương pháp tính toán mới dựa trên luật xác suất. Ở đây, học viên tìm hiểu đặc điểm mạng di động LTE, lựa chọn các phương pháp tính toán tối ưu và đề xuất một phương pháp tính toán xác suất vùng phủ mới so sánh với phương pháp đã được tính trước kia.

- Phương pháp này phù hợp với việc tính toán phát triển mạng di động LTE vì:

+ Mạng di động LTE được phát triển trên nền mạng 3G, nó sẽ có sự kế thừa các ưu điểm (gen trội) và loại bỏ các khiếm khuyết để phát triển.

+ Tính toán được xác suất vùng phủ tốt nhất dựa vào đặc điểm công nghệ mới là chuyển giao mềm.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu các phương pháp tối ưu bằng mạng nơron xuyên tâm (RBF). - Đánh giá can nhiễu tổng hợp phi tuyến và tuyến tính trong hệ thống di động mới.

Vì thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý để có thể hoàn thiện và phát triển hơn nữa hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Văn Phi đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. TS. Hồ Văn Phi (2016), “Bài giảng Mạng di động và không dây”, Trường Đại học Quy Nhơn.

[2]. TS. Nguyễn Quý Minh Hiền (2001), “Mạng viễn thông thế hệ sau (NGN)”, Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện.

Tiếng Anh

[3]. A.Pokhariyal, K.I. Pederson, G.Monghal, I.Z.Kovavs, C.Rosa, T.E. Kolding, P.E.Mogensen (2007), “HARQ Aware Frequency Domain Packet Scheduler with Different Degrees of Fairness for the UTRAN Long Term Evolution”, Proc. IEEE Vehicular Technology Conference (VTC), Dublin, pp.2761-2765.

[4]. Bilal Muhammad (2008), “Closed loop power control for LTE uplink”, Master’s Thesis of Science in Electrical Engineering with emphasis on Telecommunications, Blekinge Institute of Technoxlogy School of Engineering.

[5]. B. Błaszczyszyn and M. K. Karray (2013), “Quality of service in wireless cellular networks subject to log-normal shadowing” IEEE Trans. Commun., vol. 61, no. 2, pp. 781 - 791.

[6]. Christian Mehlfuhrer, Martin Wrulich, Josep Colom Ikuno, Dagmar Bosanska, Markus Rupp (2009), “Simulating the Long Term Evolution physical layer”, Institute of Communications and Radio-Frequency Engineering Vienna University of Technology, pp. 1471 - 1478.

[7]. Farooq Khan (2009), “LTE for 4G Mobile Broadband Air Interface Technologies and performance", John Wiley & Sons, Ltd.

[8]. Holma, Harri and Antti Toskala, (2009), “LTE for UMTS-OFDMA and SC- FDMA Based Radio Access”. John Wiley & Sons, Ltd.

[9]. H.P. Keelery, B. Błaszczyszyny and M. K. Karray (2013), “SINR-based k- coverage probability in cellular networks with arbitrary shadowing”, IEEE International Symposium on Information Theory.

[10]. Jenhui Chen and Ching-Yang Sheng (2015), “An adaptive measurement report period and handoff threshold scheme based on SINR variation in LTE- A networks”, Mathematical Problems in Engineering.

[11]. Jjyh-Cheng Chen, Tao Zhang (2004), “IP-Based Next-Generation Wireless Networks” John Wiley & Sons, Inc.

[12]. Lucas Benedičič (2014), “Optimization and parallelization methods for the design of next-generation radio networks”, Doctoral Dissertation, Jožef Stefan International Postgraduate School.

[13]. Maria-Gabriella Di Benedetto (2010), “Self-Optimized Radio Resource Management Techniques for LTE-A Local Area Deployments”, Master’s Thesis in Telecommunication Engineering, Università degli Studi di Roma “La Sapienza”.

[14]. Osahenvemwen O.A, Edeko F.O, Emagbetere J. (2012), “Traffic Modeling in Mobile Communication Networks”, International Journal of Computer Applications, Volume 51, No.9, pp.17 - 24.

[15]. Rony Kumer Saha and A.B.M Siddique Hossain (2014), “A MATLAB Based Cellular Mobile Communication Laboratory”, American International University-Bangladesh.

[16]. Fred Glover, Manuel Laguna (1998), “Tabu Search”, Kluwer Academic Publishers, Boston, London.

[17]. Fred Glover (1989), “Tabu Search - part I”, ORSA Journal on Computing, Vol.1, No. 3.

[18]. Sanjay Kumar, G. Monghal, Jaume Nin, Ivan Ordas, K. I. Pedersen, P. E. Mogensen (2009), “Autonomous Inter Cell Interference Avoidance under Fractional Load for Downlink Long Term Evolution”, Proc. IEEE Vehicular Technology Conference (VTC), Barcelona.

[19]. Yasir Zaki (2012), “Future Mobile Communications: LTE Optimization and Mobile Network Virtualization”, Dissertation University of Bremen.

[20]. Y. Wang et al. (2009), "Fixed Frequency Reuse for LTE-Advanced Systems in Local Area Scenarios", Proc. IEEE Vehicular Technology Conference (VTC), Barcelona, Apr..

[21]. http://www.mathworks.com/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tối ưu dung lượng trong hệ thống thông tin di động LTE (Trang 81 - 86)