Nghiêm túc thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị THA có tổn thương thận của cán bộ y tế.
Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Khuyến khích người bệnh mua máy đo HA điện tử để đo và ghi lại chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi hàng ngày; đây cũng là biện pháp để nhắc nhở NB không quên uống thuốc.
Đặt đồng hồ báo thức hoặc lịch nhắc uống thuốc trên điện thoại thông minh vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của người bệnh.
Người bệnh cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc; thay đổi quan điểm nhận thức về việc tuân thủ điều trị.
Khuyến khích NB tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ NB trong chương trình quản lý bệnh THA tổ chức tại bệnh viện. Tích cực chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc giữa các người bệnh.
Ghi lại các tác dụng phụ thuốc HA, thuốc tổn thương thận và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.
Ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập TDTT, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn…để phòng tránh bệnh THA, đặc biệt là THA có tổn thương thận.
Để hạn chế và phòng ngừa được các biến chứng do THA có tổn thương thận gây ra thì NB đầu tiên là cần phải là tuân thủ dùng thuốc, tiếp đến là thay đổi lối sống: Ăn nhạt, giảm và duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế bia rượu, cai thuốc lá, vận động thể lực phù hợp, tránh stress.
KẾT LUẬN
Để phòng tránh được những tai biến nguy hiểm do bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận gây nên, người bệnh phải được điều trị đúng hướng và nhận thức đúng đắn về tuân thủ điều trị góp phần không nhỏ vào việc cải thiện sức khỏe, chi phí điều trị cho người bệnh.
Qua kết quả khảo sát trên 216 người bệnh đến khám về thực trạng tuân thủ điều trị THA có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/09/2020 đến 30/10/2020 cho thấy:
1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh THA có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai
- Tỷ lệ NB trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 118 người tương đương 55%; nhóm tuổi dưới 70 là 97 người chiếm 45%. Chủ yếu là hưu trí với 187 người chiếm 86,6% và đa số NB đã kết hôn chiếm 92,6%.
- Tỷ lệ NB THA có tổn thương thận mắc kèm bệnh tiểu đường là 50%; 56,9% NB mắc kèm bệnh rối loạn chuyển hóa lipid; TBMMN chiếm 18,5% và 12,0% trường hợp mắc suy tim.
- 43,5% là tỷ lệ NB có thời gian điều trị THA có tổn thương thận tại bệnh viện trên 05 năm khá đồng đều so với nhóm mắc bệnh dưới 5 năm
- 94,9% số NB nắm được tình trạng biến chứng do THA có tổn thương thận cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tương ứng chỉ 5,1% số được khảo sát không biết mình có tổn thương thận.
- 16,7% NB cho rằng bệnh THA có tổn thương thận không phải điều trị suốt đời. Trong số này cũng tồn tại quan điểm khi bị THA có tổn thương thận không cần phải bỏ thuốc lá/thuốc lào và đó cũng chính là tỷ lệ NB trả lời không cần đo, ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên.
- Về tuân thủ dùng thuốc: 96% BN được hỏi đều tin tưởng tuyệt đối vào Bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, thực tế là vẫn tồn tại việc vi phạm tuân thủ sử dụng thuốc, cụ thể: Tỷ lệ NB quên hoặc thi thoảng quên uống thuốc từ lúc bắt đầu điều trị THA có tổn thương thận chiếm tỷ lệ khá cao ở mức 39,3%; với 31% là tỷ lệ NB quên uống thuốc trong tuần qua và có tới 30,1% NB trả lời quên mang theo thuốc hạ HA khi đi xa nhà. Đặc biệt, vẫn có 32,4 % số NB tự ý ngừng/đổi thuốc khi cảm thấy khó chịu. Lý do quên uống thuốc chủ yếu do NB tuổi cao và không có người khác nhắc là phổ
biến nhất với trên 70% người lựa chọn, ngoài ra là do bận công việc chiếm tỷ lệ 67,6%.
- Về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và kiến thức điều trị bệnh: Đa số NB giảm ăn mặn (<6 g muối/ngày), hạn chế mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi là 193 người chiếm 89,4%, chỉ có 23 người vẫn ăn uống bình thường chiếm 10,6%; tuân thủ chế độ ăn thịt hằng ngày của NB: NB ăn > 200g thịt/ngày là 172 người chiếm 79,6%, < 200g thịt/ngày là 44 người chiếm 20,4 %; Tỷ lệ nhận thức về việc cần phải bỏ hút thuốc hoàn toàn của NB là khá cao có tới 141 người chiếm 65,3%, NB ngưng hút thuốc là 85,6%, chỉ còn khoảng 31 người 14,3% vẫn sử dụng nhưng ít trong tuần. 80% NB thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh lo âu căng thẳng, tránh lao động nặng quá sức. Gần 70% người bệnh dành thời gian từ 30 - 60 phút và trên 60 phút cho tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày; đồng thời 186 NB chiếm 86% thực hiện chế độ thường xuyên đo và theo dõi lại chỉ số huyết áp.
Trên 73% BN tuân thủ lịch tái khám định kỳ hàng tháng, tuy nhiên vẫn còn 27% còn lại chưa đúng hẹn và đặc biệt cảm tính với 15% cho biết chỉ quay lại khám khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.
2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tuân thủ điều trị của người bệnh THA có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai.
2.1. Đối với bệnh viện, khoa và nhân viên y tế
- Có quy định về tuân thủ điều trị cho NB THA có TTH - Có tài liệu, hướng dẫn người bệnh tuân thủ thuốc điều trị
- Bổ sung các phương tiện, tài liệu tại phòng ngồi chờ khám để NB dễ tiếp cận thông tin về bệnh một cách đa dạng.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng về bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận.
- Đa dạng các hình thức tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. - Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở điều dưỡng tuân thủ quy định về tư vấn giáo dục cho NB.
- Tư vấn, GDSK cho người bệnh về việc tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống như ăn nhạt, giảm và duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế bia rượu, cai thuốc lá/ thuốc lào, vận động thể lực phù hợp, tránh stress….
- Tư vấn cho NB về việc không TTĐT gây lãng phí thuốc, làm tăng sự tiến triển của bệnh, tăng nguy cơ biến chứng, tăng số lần nhập viện và làm giảm chất lượng cũng như tuổi thọ của NB
- Đánh giá việc tuân thủ điều trị của NB THA có TTH
2.2. Đối với người bệnh THA có tổn thương thận
- Thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị THA có tổn thương thận của cán bộ y tế.
- Cần phải theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài - Áp dụng nhiều hình thức nhắc nhở để tránh quên uống thuốc.
- Tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ NB THA.
- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp, thuốc tổn thương thận và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.
- Thay đổi quan điểm nhận thức về việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống: Ăn nhạt, giảm đạm, giảm và duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế bia rượu, cai thuốc lá, vận động thể lực phù hợp, tránh stress…
- Tuân thủ dùng thuốc: đúng thuốc theo chỉ định, thường xuyên, liên tục và suốt đời, không sử dụng thuốc nam thay thuốc tây mà BS đã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ y tế (2006), "Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm", Báo cáo Y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 6, 48-49.
2. Bộ Y tế (2010),Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
3. Bộ y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014, nhà xuất bản y học: tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
4. Bộ y tế (2016), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015, nhà xuất bản y học, Hà Nội.
5. Đặng Văn Phước và Cs (2011), Sổ tay chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa
thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.7-30.
6. Đỗ Gia Tuyển (2012), "Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính định nghĩa và chẩn đoán", Bệnh học nội khoa tập I, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 398- 405.
7. Hồ Thanh Tùng, "Khảo sát tỷ lệ mắc một số bệnh tim mạch ở người lớn từ 16 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6-2004 đến thăng 11-2004", Hội
nghị Tim mạch khu vực phía Nam lần thứ 7, 2005, tr. 218.
8. Hội Tim mạch Việt Nam, (2018), Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn của Hội Tim mạch Việt Nam phân hội Tăng huyết áp
Việt Nam (VNHA/VSH) 2018, Hà Nội.
9. Huỳnh Văn Minh (2008), Tim mạch học- Giáo Trình sau đại học, tp Huế: Nhà xuất bản đại học Huế.
10. Kim Bảo Giang và CS, (2016),Kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Cẩm Khê, Phú Thọ, năm
2015-2016, Đề tài cấp cơ sở.
11. Lê Minh Hữu và Cs, (2014),“Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực hiện theo dõi và điều trị ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”,Y học thực hành,944, tr.312 – 314.
12. Lê Văn Hợi (2016), Một số đặc điểm nhân khẩu học và thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại một số vùng nông thôn Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
khoa học, 100(2) – 2016, tr.156-163.
13. Lý Huy Khanh, (2010), Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại phòng khám
Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ tháng 01/2008 đến tháng 6/2009, Đề tài
cấp Cơ sở.
14. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa, Hà Nội, Y Học, tr. 169.
15. Nguyễn Kim Việt (2009), Lâm sàng và điều trị các rối loạn lo âu, Bộ Môn Tâm Thần - Đại học Y Hà Nội. tr. 4.
16. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng (2010), "Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp", Hội Tim Mạch học Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội.
17. Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Gia Khải (2012), "Tăng huyết áp," in bệnh học nội
khoa tập 1, Hà Nội, nhà xuất bản Y học,tr. 169.
18. Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), “Lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh
ung thư đến tái khám tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai”. luận văn cao
học
19. Nguyễn Tuấn Khanh (2012), Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011. Tạp Chí y học thành phố
hồ Chí Minh, tr. 4(16).
20. Nguyễn Tuấn Khanh, (2013),Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện đa khoa
Tiền Giang, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
21. Phạm Ngân Giang và Cs (2010), “Can thiệp kiểm soát tăng huyết áp ở nông thôn”, Y học thực hành, (1/2010),
22. Phạm Gia Khải (2000), "Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội",
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học. Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ 8, Hà Nội, tr. 258-282.
23. Phạm Gia Khải (2003), "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỷnh phía Bắc Việt Nam", Kỷ yếu nghiên cứu khoa học. Đại hội Tim mạch học
miền Trung mở rộng lần thứ 2, tr. 30-31.
24. Phạm Tử Dương (2005), "Bệnh tăng huyết áp," Nhà xuất bản Y học, tr. 17-47, 2007. Hộinghị Tim mạch khu vực phía Nam lần thứ 7, tr. 218.
25. Tô Văn Hải (2002), "Tăng huyết áp ở cộng đồng Hà Nội", Kỷ yếu nghiên cứu
khoa học, Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ 9, tr. 105-111.
26. Trường Đại Học Y Hà nội (2011), "Tăng huyết áp, sách Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y Hà Nội, tr. 173.
TIẾNG ANH
27. Aggarwal HK, Jain D, Dabas G, Yadav RK. (2017), “Prevalence of Depression, Anxiety and Insomnia in Chronic Kidney Disease Patients and their Co-Relation with the Demographic Variables”De Gruyter contribution. Sec. Of Med. Sci 10.1515
28. American Strock Association, American Heart Association. (2013), "High blood pressure," ASA/AHA.
29. Chobanian A. V. and et al (2003), The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure,
30. ESH/ESC. (2013), "2013 ESH/ESC guidelines for the mangement of arterial hypertension," ESH/ESC guiderlines, pp. 1286.
31. K/DOQI clinical practice guidelines for chronic kidney disease. (2002), "Evaluation, classification, and stratification. Kidney Disease Outcome Quality Initiative", Am J Kidney Dis, (39), pp. 1-266.
32. KDIGO-2012-CKD. (2013), "KDIGO 2012 clinical practice guidline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney disease.", Kidney disease
improving global outcome, 3 (1), p. 8-35.
33. Le C. and et al (2012), “The economic burden of hypertension in rural south- west China", Tropical Medicine & International Health,17(12), pp.1544-1551.
34. Lothar T. (1998), "urinary protein in: clinical laboratory diagnotic: use and assessment of clinical laboratory results.," in TH- books Verlage gesells chaft
mbH 1998, Frankfurt, Germany, pp. 382-400.
35. Osamor P. and Owumi B. (2011), “Factors Assdciated with Treatment Compiliance in Hypertension in Southwest Nigeria”, Hypertens Res, 33 (12), pp.1223 – 1231.
36. Sesso R1, Rodrigues-Neto JF, Ferraz MB. (2003), Impact of socioeconomic status on the quality of life of ESRD patients. Americal Journal of Kidney diseases, 41 (1): pp.186-95
37. United States Renal Data System 2005 Annual Data Report. (2006), American Journal of Kidney Diseases, Vol 47, no1, Supl 1, Jan 2006.
38. WHO. (2005), "prevention chronic disesses avital investment," WHO, pp. 28-
39. WHO. (2013), "epidemiology of Hypertension," supplement to JAPI, vol. 61, no. global, pp. 12.
40. WHO (2011), "globle status report on noncommunicable disease 2010" WHO, Italy.
41. Woft-Maier K, Cooper R.S, Banegas J.R. (2008), "Hypertension prevalence and blood pressure level in 6 European coutries, Canada, and the United States". JAMA, (18), pp. 2363-69.
PHỤ LỤC 1
BỆNH ÁN KHẢO SÁT
KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG THẬN Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1. Mã bệnh án: 2. Họ và tên: 3. Tuổi: 4. Giới: (1:Nam, 2:Nữ) 5. Nghề nghiệp: 6. Địa chỉ:
7. Thời gian phát hiện THA (năm):
(1) < 0-5 năm; (2) Từ 5-10 năm; (3) >10 năm
8. Huyết áp:
Trước điều trị: HA tối đa ………mmHg HA tối thiểu ……. mmHg
Trong điều trị: HA tối đa ………mmHg HA tối thiểu ……. mmHg
Hiện tại: HA tối đa ………mmHg HA tối thiểu ……..mmHg
Mức độ THA: (1) Độ I (2) Độ II (3) Độ III 9. Bệnh mắc kèm: 9.1 Bệnh ĐTĐ: (1) Không (2) Có 9.2 RLMM: (1) Không (2) Có 9.3 TBMMN: (1) Không (2) Có 9.4 Suy tim: (1) Không (2) Có 10. Tình trạng hôn nhân:
(1) Đã kết hôn (2) Ly dị/ ly hôn (3) Độc thân
11. Tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào:
(1) Không (2) Có (3) Đã bỏ thuốc
(1) Không (2) Có (3) Không rõ
13. Tình trạng dùng muối:
(1) Thói quen thích ăn mặn (2) Ăn như mọi người (3) Ăn nhạt hơn
14. Chế độ luyện tập thể chất:
(1) Không (2) Có
15. Đánh giá mức độ tổn thương thận- mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (bất kỳ), XN máu KQ xét nghiệm gần nhất):
16.1. Tổn thương thận:
Microalbumin niệu (MAU) =………..……….mg/L. Protein niệu (PRO) =……… ………..g/L. Creatinin máu =…..……… … ………µmol/L. Urê = ………..……….mmol/L.
16.2. Suy thận: (1) Không (2) Có