Đối với bệnh viện, Khoa Khám Bệnh và nhân viê ny tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 48 - 49)

Bệnh viện cần bổ sung ti vi cài đặt sẵn các thông tin cần tư vấn về bệnh THA, THA có tổn thương thận, các pano, tài liệu, các tờ rơi in màu, ... tại phòng ngồi chờ khám để NB dễ tiếp cận thông tin.

Có sẵn tài liệu truyền thông, tư vấn, GDSK chuẩn về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho người bệnh THA có tổn thương thận. Trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân thủ sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc để thực hiện tư vấn cho người bệnh.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành tư vấn, GDSK cho điều dưỡng về bệnh THA có tổn thương thận thường xuyên, liên tục thông qua các lớp tập huấn, lớp đào tạo lại để cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn GDSK hàng năm.

Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn điều dưỡng tại Bệnh viện, tại khoa 1 tháng/lần.

Đa dạng các hình thức tổ chức tư vấn, GDSK cho người bệnh: Cá nhân hóa các đối tượng chưa tuân thủ để thuyết phục người bệnh; tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa người bệnh với nhau...

Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, điều dưỡng tuân thủ quy định về tư vấn GDSK cho NB. Điều dưỡng cần thực hiện tư vấn, GDKS cho người bệnh cả khi người bệnh đến khám và điều trị, từ lúc người bệnh vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi người bệnh ra về để giúp NB THA có tổn thương thận, đặc biệt là NB cao tuổi có thể nhớ được.

Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng đo và theo dõi HA tại nhà hoặc ra trạm Y tế phường, xã gần nhà.

Tăng cường thời gian tư vấn GDSK cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.

Khoa thường xuyên tổ chức câu lạc bộ người bệnh cho chương trình quản lý bệnh mãn tính 2 tháng/ lần để lồng ghép các chương trình GDSK cho người bệnh THA và người bệnh THA có tổn thương thận cụ thể hướng dẫn như:

+ Hướng dẫn người bệnh uống thuốc đầy đủ, đều đặn + Những người nghiện thuốc nên bỏ hẳn thuốc lá

+ Ăn uống khoa học: Không ăn mặn, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, nhiều cá, ít thịt

+ Uống rượu bia ít và điều độ lại

+ Kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ béo phì, có thể tác động đến việc huyết áp tăng cao.

+ Tăng cường rèn luyện thể lực mỗi ngày như đi bộ hàng ngày… + Tinh thần thư giãn, tránh stress

+ Duy trì lối sinh hoạt hợp lý

+ Ngủ đủ giấc, có thời gian thư giãn mỗi khi áp lực công việc quá nặng nề + Hướng dẫn đo, kiểm tra huyết áp thường xuyên cho NB

Tăng cường bổ sung kiến thức về tuân thủ điều trị thuốc, lối sống, nhận thức về tác hại của việc sử dụng thuốc nam, bỏ hút thuốc lá/thuốc lào…cho NB

Ứng dụng CNTT, nghiên cứu giải pháp tạo phần mềm theo dõi, quản lý bệnh án điện tử đối với người bệnh THA có tổn thương thận, định kỳ cảnh báo nhắc nhở cho từng người bệnh về tuân thủ điều trị, điều dưỡng phòng khám chủ động gọi điện hỏi thăm, nhắc lịch tái khám cho người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)