Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 25 - 27)

THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước phát triển và đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ, ước tính THA gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [18]. Nhiều thử nghiệm lớn trên thế giới về điều trị THA đã cho thấy tác dụng của điều trị làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh lý, biến chứng và tử vong về tim mạch.

Tuân thủ điều trị tốt chính là vấn đề then chốt trong điều trị THA tuy nhiên không phải NB nào cũng tuân thủ điều trị một cách đúng và đầy đủ nhất. Theo nghiên cứu của Ezulier và Hussain năm 2000 về tuân thủ thuốc ở NB THA trong Kassala, Đông Xu-Đăng thì 92% NB TTĐT đã kiểm soát được huyết áp so với 18% NB không TTĐT; 30,1% NB TTĐT có biến chứng so với NB không TTĐT tỷ lệ biến chứng là 46,3%; 36,8% NB không TTĐT vì họ không đủ tiền để mua thuốc hạ huyết áp [16].

Lalić1 J., Radovanović R. V., Mitić B., Nikolić V., Spasić A. & Koraćević G. (2013) đã thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, với 170 NB điều trị THA trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Serbia. Kết quả cho thấy các yếu tố quan trọng đối với việc không tuân thủ đó là: không tuân thủ liều dùng điều trị (27,27%), hay quên (22,73%) và không thường xuyên kiểm tra sức khỏe (11,36%). Cũng theo nghiên cứu này, đã chỉ ra rằng tác dụng phụ xảy ra với nhóm không tuân thủ chế độ điều trị cao hơn rất nhiều so với nhóm tuân thủ [27].

Biểu đồ 1.1. Các nguyên nhân hàng đầu của sự ít tuân thủ thuốc điều trị

Biểu đồ 1.2. Các tác dụng phụ của điều trị hạ áp

Nghiên cứu năm 2011 của Osamor Pauline và Owumi Bernard về các yếu tố liên quan TTĐT THA ở Tây nam Nigeria cho thấy chỉ có 51% đối tượng nghiên cứu đạt TTĐT với các yêu tố tuân thủ như: đi khám thường xuyên, có hỗ trợ xã hội của các thành viên gia đình hoặc bạn bè trong việc nhắc nhở uống thuốc [26].

Và trong một nghiên cứu khác khảo sát trên thực hành lâm sàng, Daniel1& Eugenia (2013) tại Brazil, cho kết quả là tỷ lệ 16 - 50% NB bỏ trị trong năm đầu điều trị. Hầu hết cần ít nhất 2 loại thuốc chống THA, và khoảng 30% cần 3 loại thuốc hay nhiều hơn. Một nửa số NB bỏ điều trị trong vòng một năm sau chẩn đoán. Chỉ một nửa NB tuân thủ điều trị, sự tuân thủ điều trị này cũng bị ảnh hưởng rõ bởi sự chọn lựa thuốc, bệnh kết hợp và sử dụng dịch vụ sức khoẻ. Nhiều khảo sát đã cho thấy khoảng 3/4 số NB THA không đạt được HA tối ưu. Lý do thất bại phức

tạp bao gồm không phát hiện sớm THA, sự tuân thủ điều trị không hoàn toàn của NB, thiếu hướng dẫn của thầy thuốc và những liệu pháp đầy đủ [15].

Các nghiên cứu nước ngoài thấy cho thấy tỷ lệ TTĐT cao đã kiểm soát được huyết áp và giảm được các biến chứng. Một tỷ lệ NB không TTĐT liên quan đến việc không đủ khả năng về kinh tế để mua thuốc uống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)