3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Từ 2017 đến năm 2019. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên - Công tác đăng ký cấp GCN QSD đất và lập hồ sơ địa chính - Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm
- Công tác trích lục hồ sơđịa chính phục vụ cấp GCN QSD đất
- Công tác đo đạc chỉnh lý tách thửa theo đề nghị của người sử dụng đất - Đánh giá hoạt động của VPĐK đất đai chi nhánh thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên thông qua ý kiến của người dân
- Đánh giá hoạt động của VPĐK đất đai chi nhánh thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên thông qua ý kiến của cán bộ
- Nhận xét chung về hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh thành phố Thái Nguyên - Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh thành phố Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019
-. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh thành phố Thái Nguyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu vềđiều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng các cấp thành lập bản đồđịa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 đến 2019 của khu vực nghiên cứu.
- Phòng TN & MT thành phố Thái Nguyên, Sở TN & MT Thái Nguyên: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến năm 2019.
- Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ năm 2017 đến năm 2019.
- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, thị xã, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.
- Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.
- VPĐKĐĐ Chi nhánh thành phố Thái Nguyên; VPĐKĐĐ tỉnh Thái Nguyên: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2017 đến năm 2019.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
*Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các vùng nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm vềđất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKĐĐ. Do đó, đề tài phân chia làm 2 khu vực nghiên cứu như sau:
- Khu vực 1 gồm các Phường: Phường Túc Duyên, phường Phan Đình Phùng. (điều tra 30 phiếu)
- Khu vực 2 gồm các xã: Thịnh Đức, Thịnh Đán, Quyết Thắng, Đồng Liên (điều tra 60 phiếu)
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sử dụng đất (SDĐ) theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện trên 90 đối tượng sử dụng đất tại 06 đơn vị hành chính (đã lựa
chọn điểm) nội dung điều tra đặc trưng về: đối tượng SDĐ, địa điểm, nguồn gốc đất; loại đất. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: tên đối tượng sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (thủ tục hành chính), phương pháp phối hợp; sự hài lòng của người sử dụng đất khi thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận .v.v... Chi tiết phiếu điều tra (Phụ lục số 01).
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ VPĐKĐĐ theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện trên 20 cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại VPĐKĐĐ chi nhánh Thành phố Thái Nguyên. (Phụ lục số 02)
2.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh
- Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.
- Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng để thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từđó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho mục đích nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Nguyên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có QL 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng, QL 1B đi Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lưới đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá - Kép, đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng. TP Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị trấn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Thủđô Hà Nội và TP Thái Nguyên. Đó chính là những lợi thếđể TP Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủđô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước.
Thành phố Thái Nguyên có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. - Phía Nam giáp TP Sông Công và thị xã Phổ Yên. - Phía Tây giáp huyện Đại Từ.
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên có diện tích 222,93 km², dân số năm 2017 là 362.921 người, mật độ dân số đạt 1.628 người/km2. Bao gồm 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng
Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức.
Hình 3.1: Sơđồ vị trí nghiên cứu
3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú: - Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...
- Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
- Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.
3.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.
Thành phố Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị trấn trong tỉnh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Về kinh tế
Tính đến năm 2018 thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16%; lần đầu tiên thành phố thành phố cán mốc thu ngân sách đạt 3.008,7 tỷđồng, bằng 162,2% kế hoạch Tỉnh. Giá trị sản xuất ngành dịch vụđạt trên 9.800 tỷđồng, tăng 18% so với cùng kỳ; sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 33.200 tỷđồng, tăng 16% so với kế hoạch. Sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt gần 42.000 tấn, tăng 10,13% kế hoạch thành phố.
Công tác xúc tiến đầu tưđược triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả, thành phố đã chủ động xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư với các thông tin cụ thể. Do đó, năm 2018 đã thu hút được 27 dự án đầu tư trên địa bàn thành phố với tổng số vốn đăng ký trên 34.000 tỷđồng.
3.1.2.2 Về xã hội
Công tác an sinh xã hội được quan tâm chỉđạo, triển khai thực hiện tốt, trong năm 2018 đã hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà cho 1.275 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công với cách mạng với tổng số tiền là 31. 680 tỷ đồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,3%; hộ cận nghèo giảm còn 1,13%. Công tác quản lý, cai nghiện ma túy được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả; trong năm đã lập 296 hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghịđịnh 221/2013/NĐ-CP, ngày 30/12/2013 của Chính phủ. Giảm 140 người nghiện so với năm 2017. Quản lý 100% người nghiện có mặt trên địa bàn.
Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm, đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ. Năm học 2017-2018, phòng Giáo dục và đào tạo thành phốđược Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên chấm 13/13 lĩnh vực công tác đạt điểm xuất sắc, có điểm trung bình kết quả xếp loại các lĩnh vực công tác giáo dục cao nhất tỉnh. Đến nay thành phố Thái Nguyên có 109/124 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 88%. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và các chương trình quốc gia về y tế tiếp tục được duy trì. Trong năm 2018, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, trong năm có 3.687 trẻ sinh ra; tỷ số giới tính khi sinh là 116 trẻ trai/100 trẻ gái.
Công tác cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên được triển khai thực hiện có hiệu quả. Thành phốđã chính thức triển khai nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc đến cán bộ, công chức, viên chức của 100% cơ quan, đơn vị. Hệ thống văn bản được kết nối liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã. Công khai minh bạch 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 tại thành phố và 32 xã, phường.
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên môi trường, bồi thường hỗ trợ và tái định cưđược thực hiện có hiệu quả và mang tính đột
phá. Trong năm thành phốđã tập trung đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, tiến hành duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng đô thị, tăng cường trang trí hệ thống thảm hoa, cây xanh, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị phục vụ các sự kiện quan trọng của tỉnh, thành phố và các ngày lễ lớn. Thành phố tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉđạo thực hiện Quyết định số 2486-QĐ/TTg, ngày 20/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035. Trong năm thành phốđã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán, giải ngân kế hoạch vốn các công trình; kiểm tra đẩy nhanh tiến độ cáccông trình, dự án trọng điểm; hoàn thiện các khu dân cư, tái định cư phục vụ nhân dân. Giá trị khối lượng hoàn thành năm 2018 đạt 1.500 tỷđồng, bằng 139,5% kế hoạch đầu năm. Thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB 35 dự án với tổng diện tích thu hồi, bồi thường, hỗ trợ GPMB là 65,6 ha. Đã thực hiện công tác thống kê, kiểm đếm đất, tài sản và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB với tổng giá trị 676,72 tỷđồng trên diện tích đất thu hồi của 1.224 hộ gia đình, cá nhân và 2 đơn vị tổ chức.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên
Theo kết quả thống kê, tính đến cuối năm 2019 hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên năm 2019 (Đơn vị tính ha) Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã đất Tổng diện tích các loại đất (ha) Cơ cấu diện tích loại đất (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 22294.38 100 1 Đất nông nghiệp NNP 14215.5 63.76 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10919.2 48.98 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5811.0 26.06 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4074.4 18.28 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1736.6 7.79
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã đất Tổng diện tích các loại đất (ha) Cơ cấu diện tích loại đất (%) 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2969.6 13.32 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2242.4 10.06 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 727.2 3.26 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 316.9 1.42 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 9.8 0.04
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7997.7 35.87
2.1 Đất ở OTC 2050.2 9.20 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 705.3 3.16 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1344.9 6.03 2.2 Đất chuyên dùng CDG 4317.9 19.37 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 46.4 0.21 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 306.2 1.37 2.2.3 Đất an ninh CAN 123.1 0.55 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp CSN 506.8 2.27 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1178.3 5.29 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 2157.1 9.68 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TG 15.5 0.07 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TTN 6.4 0.03