3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.5.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong chuyên môn, nghiệp vụ
Để hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh thành phố Thái Nguyên đạt hiệu quả và đểđáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất thì trước mắt cần hiện đại hoá hệ thống thu thập và cập nhật thông tin đất đai dưới dạng số, tổ chức hệ thống mạng máy tính đồng bộ từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh nhằm sử dụng, trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin đất đai giữa 3 cấp. Do đó, để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, trước hết cần phải có hệ thống BĐĐC được đo đạc chính quy và quy trình đo đạc đến đâu lập HSĐC, cấp GCN đến đó đểđảm bảo tính hiệu quả, pháp lý, chính xác đến đó tránh tình trạng đo đạc xong khi quay lại lập HSĐC thì có nơi đã biến động gần hết.
Ngoài ra một giải pháp cũng rất quan trọng đó là hiện đại hoá các thiết bị trong việc đo đạc, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới và có tính khả thi cao vào lĩnh vực đất đai. Giải pháp này giúp cho ngành xây dựng được một hệ thống mạng thông tin đất đai kết nối giữa trung ương với các địa phương. Khi đó thì thông tin về việc cập nhật các biến động trong HSĐC tại mỗi cấp sẽđược cập nhật lên mạng nội bộ của ngành và mỗi cấp sẽ tựđộng cập nhật cho hồ sơ quản lý thuộc cấp mình quản lý. Để thực hiện cơ chế này, hệ thống thông tin đất đai của ngành cũng cần có một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu trên mạng thống nhất và qua đó giúp cho người sử dụng đất khi cần tra cứu thông tin vềđất đai thì chỉ cần mất một khoản phí theo quy định.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ