3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1. Đánh giá sự biến động đất lâm nghiệp của Công ty
Đất Lâm nghiệp luôn biến động theo thời gian do phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hơn thế nữa chính sách quản lý đất đai thay đổi thường xuyên, sau đây là các giai đoạn biến động đất đai trên địa bàn do Công ty lâm nghiệp Phú Lộc quản lý.
1).Giai đoạn 2005 - 2010
Căn cứ Quyết định số 3725/ QĐ-UBND ngày 01//11/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển Lâm trường Phú Lộc thành Công ty lâm nghiệp Phú Lộc;
Căn cứ Quyết định số 3774/ QĐ-UBND ngày 09//11/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của Công ty lâm nghiệp Phú Lộc;
Diện tích Công ty quản lý, sử dụng: 2.361,40 ha.
Trong quá trình quản lý, sử dụng Công ty lâm nghiệp Phú Lộc đã tiến hành rà soát vào cuối năm 2011 diện tích còn lại là: 2.121,80 ha. Chênh lệch so với quy hoạch giai đoạn 2005 - 2010 là: 239,60 ha.
Nguyên nhân
* Giao địa phương ngoài kế hoạch 76,50 ha.
* Dân lấn chiếm và chênh lệch giữa thiết kế trồng rừng và thiết kế khai thác trồng lại rừng: 163,10 ha. Trong đó:
- Chênh lệch do lấn chiếm theo hệ Bản đồ: 76,95 ha.
Công ty lâm nghiệp Phú Lộc, là một trong những đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp cũng biến động theo tình hình chung của tỉnh Thừa Thiên Huế, được thể hiện qua các năm như sau.
Công ty lâm nghiệp Phú Lộc được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 tại Quyết định số 3774 /QĐ-UBND ngày 09/11/2005 diện tích 2.361,40 ha. Diện tích đến cuối năm 2011 là: 2.121,80 ha giảm diện tích 239,60 ha.
2). Nguyên nhân giảm diện tích:
- Giao cho UBND xã Lộc Sơn theo chỉ đạo của UBND huyện Phú Lộc: 76,50 ha - Ngoài ra có 163,10 ha diện tích bị giảm do người dân ven rừng đang canh tác đã nhiều năm cần chuyển giao cho địa phương lập thủ tục cấp đất cho người dân có đất sản xuất.
3). Giai đoạn quy hoạch 2012 -2020
Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê kết quả rà soát quy mô quản lý rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 của các Ban quản lý phòng hộ, đặc dụng và các Công ty lâm nghiệp;
Diện tích đất lâm nghiệp Công ty lâm nghiệp Phú Lộc quy hoạch giai đoạn 2012 - 2020: 2.219,55 ha. Trong đó: - Đất có rừng : 2.216,60 ha. + Rừng phòng hộ : 743,00 ha - Rừng trồng : 264,30 ha - RTN : 371,50 ha - IC : 107,20 ha + Rừng sản xuất : 1.473,60 ha - Rừng trồng : 949,50 ha - RTN : 424,10 ha - IC : 100,00 ha + Đất khác : 2,95 ha
4). Nguyên nhân tăng diện tích:
Thực hiện Thông báo 359 /TB-UBND ngày 18/12/2012 về việc thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc tại phiên họp rà soát quy hoạch rừng và đất rừng giai đoạn 2012-2020 của Công ty lâm nghiệp Phú Lộc: Các diện tích
rừng và đất rừng không thuộc quy hoạch giai đoạn 2005-2010 của Công ty nhưng Công ty lâm nghiệp Phú Lộc có nhu cầu đưa vào quy hoạch giai đoạn 2012-2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ sản xuất.
Vì vậy Công ty lâm nghiệp Phú Lộc đã đưa vào trong quy hoạch giai đoạn 2011-2020 diện tích: 97,75 ha
Trong đó: +Diện tích vườn ươm và nhà trạm QLBVR: 0,75 ha.
+Diện tích rừng trồng 97,00 ha thuộc hai xã Lộc Trì và Lộc Hòa thuộc nguồn vốn 327 đã trồng từ năm 1996 và 1997, nhằm liền vùng liền khoảnh phục vụ tốt công tác quản lý bảo vệ (theo biểu sau):
Bảng 3.5. Biến động diện tích đất lâm nghiệp của Công ty quản lý
Địa danh Tiểu khu Khoảnh Diện tích (ha) Loài cây
Nguồn vốn 327 97,00 Xã Lộc Trì 14,70 Thông Caribe 225 2 14,70 - Xã Lộc Hòa 82,30 Bản địa-Keo 215 6 50,10 215 5 32,20 -
*Cân đối diện tích tăng giảm Công ty lâm nghiệp Phú Lộc quản lý giai đoạn 2011-2020: 2.219,55 ha.
Bảng 3.6. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho Công ty quản lý
Đơn vị Diện tích rà soát quy hoạch đến cuối năm 2011 (ha) Diện tích tăng (ha) Diện tích giảm (ha) Chênh lệch tăng (+) giảm (-) Diện tích sử dụng 2011- 2020 (ha) Công ty lâm nghiệp Phú Lộc 2.121,80 97,75 - + 97,75 2.219,55
- Công tác quản lý của Nhà nước về đất lâm nghiệp trong địa bàn ở huyện Phú Lộc nói chung và ở Công ty lâm nghiệp Phú Lộc nói riêng, còn một số hạn chế trong những năm qua.
- Việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức và người dân ngày càng phức tạp như: xảy ra lấn, chiếm, tranh chấp giữa tổ chức và hộ gia đình, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giữa tổ chức và hộ gia đình còn nhiều vướng mắc, bất cập do xảy ra tranh chấp về ranh giới sử dụng, làm khó khăn cho Nhà nước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Việc xử lí vi phạm đối với trường hợp tranh chấp, lấn, chiếm đất rừng của chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành chưa thật sự quan tâm, giải quyết chưa dứt điểm, thời gian kéo dài, làm ảnh hưởng đến công tác quản lí bảo vệ rừng của các Công ty lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về tính pháp lý, nhu cầu đầu tư phát triển của các Công ty, các Ban quản lý rừng.
- Trong thời gian gần đây thị trường giá gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy có giá trị cao, 1,0 tấn giá từ 1.200.000 đồng - 1.300.000 đồng, đi cùng với việc các Nhà máy chế biến, thu mua trong địa bàn huyện Phú Lộc được xây dựng nhiều (có 4 Nhà máy tiêu thụ gỗ rừng trồng), nên việc trồng rừng của người dân mang tính nhỏ, lẽ ngày càng tăng đột biến, giá trị đầu tư từ rừng trồng tương đối thấp, bên cạnh đó nguồn lao động của hộ gia đình sẵn có, sống gần rừng, thuận lợi cho việc trồng rừng, để đảm bảo cuộc sống của người dân lâu dài, nâng cao năng suất và hiệu quả nguồn thu từ trồng rừng thì người dân rất cần đất để sản xuất lâm nghiệp. Từ đó, nhu cầu về đất sản xuất là cấp thiết. Nên thường xuyên xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, đặc biệt là giữa Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý và hộ gia đình.
Trước năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp do Công ty quản lý là 2.361,40 ha. Trong quá trình quản lý đến cuối năm 2011 diện tích còn lại là: 2.121,80 ha. Chênh lệch giảm là 239,60 ha, trong đó giao cho địa phương là 76,50 ha và dân lấn chiếm 163,10 ha. Sau ra soát diện tích được giao lại tăng lên 2.219,55 ha, điều này cho thấy có sự trách chấp đất đai giữa các đơn vị trên điạ bàn và giữa người dân và Công ty, vì vậy diện tích đất lâm nghiệp luôn biến động qua các thời kỳ.