3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.2. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Cấp giấy CNQSDĐ là hoạt động tăng cường vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn Công ty, đây là vấn đề còn tồn tại lớn trong quản lý đất lâm nghiệp nói chung và đất lâm nghiệp của các hộ gia đình sống gần đất các Công ty lâm nghiệp được Nhà nước giao đất để quản lý.
Kết quả nghiên cứu và điều tra cho thấy:
- Diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn nghiên cứu là 1.905,77 ha. Trong đó:
+ Diện tích thuê đất lâm nghiệp đã được cấp giấy: 1.031,56 ha (đất rừng trồng sản xuất và trụ sở)
+ Diện tích giao đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng đất: 874,21 ha (đất rừng tự nhiên sản xuất và đất rừng phòng hộ)
Qua số liệu bảng trên cho thấy, mặc dù còn khó khăn về nguồn lực trong công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, nhưng Công ty đã phối hợp với các xã và huyện Phú Lộc để làm tốt công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình để đất lâm nghiệp có chủ thực sự nhằm tăng cường sự tham gia công tác quản lý đất lâm nghiệp có hiệu quả trên địa bàn Công ty quản lý.
Đánh giá công tác cắm mộc ranh giới và cấp số đỏ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn Công ty lâm nghiệp Phú Lộc.
Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá về hoạt động cắm mốc ranh giới và cấp sổ đổ đất lâm nghiệp trên địa bàn Công ty lâm nghiệp Phú Lộc
Nội dung đánh giá hoạt động cắm mốc ranh giới đất do công ty quản lý
Ý kiến đồng ý (%)
Ý kiến không đồng ý (%)
1. Hoạt động cắm mốc ranh giới thực hiện đúng kế
hoạch và đúng mục đích. 79,0 21,0
2. Tình trạng trách chấp đất lâm nghiệp giữa các đơn
vị trên địa bàn không. 100 0,0
3. Tình trạng lấn, chiếm đất Lâm trường của các hộ
Qua kết quả đánh giá cho thấy:
1) Hoạt động cắm mốc ranh giới và cấp sổ đỏ thực hiện đúng kế hoạch và đúng mục đích có 79% ý kiến đồng ý.
2) Tình trạng trach chấp đất lâm nghiệp giữa các đơn vị trên địa bàn không có (100% ý kiến đồng ý).
3) Tình trạng lấn chiếm đất Lâm trường của các hộ dân đã giảm đáng kể (76% ý kiến đồng ý và 24% ý kiến không biết).
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy trên 75% ý kiến đồng ý hoạt động cắm mốc ranh giới để xác định ranh giới chủ quyền quản lý đất lâm nghiệp của Công ty và cấp sổ đỏ cho các hộ được giao đất lâm nghiệp đã có hiệu quả thực sự trong tranh chấp đất lâm nghiệp và công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của Công ty.