Các phương thức giao đất lâm nghiệp để trồng rừng trên địa bàn Công ty quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả ở công ty lâm nghiệp phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 90 - 92)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.1. Các phương thức giao đất lâm nghiệp để trồng rừng trên địa bàn Công ty quản

quản lý.

1) Mâu thuẫn đất đai giữa Công ty và các hộ dân xảy ra ở tất cả các thôn nơi Công ty được giao đất lâm nghiệp để quản lý sử dụng. Con số thống kê của Công ty cho thấy tổng diện tích đất bị các hộ dân lấn, chiếm lên tới 313,78 ha, chiếm 14,13% diện tích đất Công ty hiện đang được giao quản lý. Tình trạng lấn chiếm tập trung chủ yếu ở xã Lộc Điền, xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc. Hậu quả, do mâu thuẫn đất đai xảy ra rất gay gắt, điều này làm cho Công ty không thể thực hiện được phương án quản lý rừng bền vững (FSC), từ đó mất cơ hội tăng giá trị cho gỗ rừng trồng.

Tại huyện Phú Lộc, tình trạng người dân lấn chiếm canh tác trên đất của Công ty lâm nghiệp Phú Lộc đã diễn ra từ đầu những năm 90 khi người dân khai hoang trên diện tích của Lâm trường Phú Lộc cũ để canh tác nương rẫy. Mâu thuẫn đất đai diễn ra mạnh mẽ và phức tạp đặc biệt là từ năm 2008, khi các hộ nhận thức được tiềm năng kinh tế mà rừng trồng có thể đem lại. Mâu thuẫn phát sinh trên phần diện tích đất mà Lâm trường vừa khai thác rừng trồng, bởi các hộ sử dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn cản không cho Công ty tái trồng rừng, nhằm tạo quỹ đất cho hộ. Để khắc phục tình trạng lân chiếm đất lâm nghiệp, Công ty đã triển khai giao khoán đất lâm nghiệp qua 2 giai đoạn:

Trước năm 2009, Công ty đã triển khai thực hiện khoán, hay còn gọi là “liên doanh” theo cách gọi của người dân, với định mức khoán không thống nhất. Đến khi

khai thác sản phẩm rừng trồng (6 năm sau trồng), các hộ phải nộp cho Công ty từ 50- 60% giá trị sản phẩm sau khi trừ các khoản chi phí khai thác, tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn ban đầu. Tồn tại là công tác quản lý phức tạp và hình thức này chỉ áp dụng cho các hộ dân ở các cộng đồng, trong khi đó các cán bộ viên chức trong Công ty có nhu cầu thì không được hưởng lợi.

Từ năm 2011 đến nay, Công ty duy trì 2 hình thức khoán khác nhau:

Thực tế hiện nay Công ty đang quản lý 2.219,55 ha rừng trồng và rừng tự nhiên, trong đó có khoảng 257,90 ha rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất đã được Công ty khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cán bộ công nhân viên trong đơn vị để góp vốn trồng rừng kinh tế, với chu kỳ kinh doanh không quá 7 năm với 2 hình thức giao khoán như sau:

- Công ty bỏ vốn đầu tư trồng rừng 100% vốn, còn các hộ bỏ vốn chăm sóc và quản lí bảo vệ sau trồng cho đến khi khai thác. Hình thức này áp dụng đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty và hưởng lợi sau khai thác thì Công ty hưởng 60% giá trị và các hộ được giao khán hưởng 40% giá trị sản phẩm bán ra.

- Công ty và các hộ cùng góp vốn đầu tư trồng và chăm sóc, tỷ lệ góp vốn mỗi bên 50%. Hình thức này áp dụng đối với các hộ dân sống ven rừng hoặc các hộ có đủ điều kiện kinh tế và hưởng lợi sau khai thác Công ty hưởng lợi 60% giá trị và các hộ được hưởng lợi 40% giá trị sản phẩm bán ra.

Lý do chính mà Công ty đưa ra khoán nhằm năng cao đời sống cho các hộ dân và cán bộ công nhân viên trong đơn vị để có mức sống tốt hơn.

Kết quả số hộ dân tham gia nhận khoán trồng rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn Công ty quản lý như sau: 1) Trước năm 2009 là 18 hộ với diện tích nhận khoán là 58,90 ha và sau năm 2010 số hộ nhận khoán tăng lên 27 hộ với diện tích nhận khoán là 257,90 ha.

Đặc biệt các CBVC trong cơ quan đã được nhận đất lâm nghiệp để trồng rừng mang lại thu nhập lớn và thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng cho Công ty. Năm 2012, 2013, 2014 Công ty đã giao khoán rừng sản xuất được 257,90 ha theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính Phủ với hình thức giao khoán theo chu kỳ (không vượt quá 7 năm) đã có những:

Ưu điểm:

+Xã hội hóa công tác trồng rừng, tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm và có thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

+ Tận dụng được các diện tích nhỏ lẽ, manh múm, ven khe suối. + Công tác QLBVR tốt hơn.

Tuy nhiên vấn đề tồn tại trong khoán rừng sản xuất cho hộ gia đình, cán bộ công nhân viên trong đơn vị còn nhiều bất cập.

Nhược điểm:

+ Chưa tuân thủ đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo yêu cầu.

+ Không khuyến khích được việc đa dạng hóa loài cây, đa dạng hóa sản phẩm theo định hướng của Công ty.

+ Khó đầu tư thâm canh rừng trồng.

+ Đất Nhà nước giao cho Công ty còn mang tính hình thức, thiếu cơ sở pháp lý (trước năm 2014).

+ Quá trình giao đất, giao rừng mới chỉ thực hiện được giao phần diện tích và vị trí lô đất ở ngoài thực địa cho các hộ gia đình, nhưng chưa xác định được rõ ràng ranh giới và vị trí lô đất trên bản đồ. Lý do là khi giao đất, giao rừng việc trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu các thửa đất giáp ranh, bên cạnh đó chưa giải thích cho người dân được rõ ràng.

+ Công tác tổ chức quản lý sản xuất sau khi giao đất của Nhà nước còn có nhiều hạn chế, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất diễn ra còn chậm hoặc chưa thực hiện được, việc tổ chức tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người dân chưa kịp thời và thường xuyên. Dẫn đến tình trạng sau khi nhận đất nhận rừng người dân rất lúng túng để lựa chọn một hình thức sản xuất hợp lý ở thời gian đầu, hiệu quả sản xuất của một số hộ gia đình rất thấp, đất đai bị thoái hóa, rửa trôi, rừng không được bảo vệ tốt.

+ Diện tích đất bị thu hồi dần do yêu cầu của địa phương làm ảnh hưởng đến kế hoạch SXKD của chủ rừng.

+ Rừng sản xuất sau khi giao cho hộ dân thì công tác chăm sóc, quản lí bảo vệ được tốt hơn. Tuy nhiên hiệu quả về kinh tế chưa cao do nguồn vốn lưu động của người dân ít, nên chu kỳ kinh doanh ngắn từ 3,5 - 4 năm khai thác, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.

+ Sau khi giao khoán rừng cho hộ dân thì việc thu hồi đất khi Nhà nước có nhu cầu về dân sinh, an ninh quốc phòng khó khăn.

+ Kinh doanh rừng hiệu quả chưa cao. + Kế hoạch SXKD chưa chủ động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả ở công ty lâm nghiệp phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)