Vi khuẩn Vibrio

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá nitơ, phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 41)

Hệ thống phân loại vi khuẩn Vibrio: Bộ: Eubacteriales

Họ: Vibionaceae Giống: Vibrio

Hình 2.7. Vi khuẩn Vibrio trên môi trường TCBS

Vi khuẩn Vibrio là nhóm vi khuẩn có dạng hình que thẳng hay hình hơi uốn cong như dấu phẩy, kích thước tế bào 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 µm. Vibrio không có khả năng hình thành bào tử và có khả năng chuyển động nhờ một tiên mao hay nhiều tiên mao mảnh (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004). Vibrio là vi khuẩn bắt màu Gram âm, tất cả các loài thuộc giống Vibrio đều yếm khí tùy tiện, có phản ứng catalase và oxidase dương tính, lên men glucose nhưng không sinh hơi, không sinh H2S. Vi khuẩn này nhạy cảm với pH acid, nhưng chịu đựng pH kiềm (9,0 - 9,6) rất tốt. Hầu hết các loài thuộc giống Vibrio đều không thể sống trong môi trường không có muối (NaCl) nên đa số chúng phân bố trong môi trường nước lợ mặn, độ mặn thích hợp là từ 20 – 40‰, tuy nhiên vẫn có loài còn có thể phát triển ở độ mặn 70‰. Vì vậy nên Vibrio luôn là mối đe dọa cho nghề nuôi động vật thủy sản biển, đặc biệt là đối với các loài sống ở vùng biển, ven biển, cửa sông hay các đầm phá nước lợ.

Môi trường TCBS là môi trường chọn lọc của Vibrio spp., hầu hết các loài

Vibrio đều phát triển tốt trong môi trường nước biển cơ bản, ion Na+ kích thích cho sự phát triển của Vibrio và đối với nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối, chúng sẽ không phát triển nếu như trong môi trường không có muối (NaCl). Dựa vào màu sắc khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc này, Vibrio được chia làm 2 nhóm: Nhóm có khả năng lên men đường sucrose và có khuẩn lạc màu vàng (V.cholerae, V.alginolyticus);

nhóm không có khả năng lên men đường sucrose và có khuẩn lạc màu xanh lá cây (V.parahaemolyticus). Vibrio là vi khuẩn đặc trưng cho vùng nước biển ấm, phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 300C [8].

Bệnh do Vibrio gây ra có thể quan sát được ở khắp mọi nơi có nghề nuôi động vật thủy sản nước lợ và nước mặn, chúng có thể cảm nhiễm trên rất nhiều đối tượng nuôi khác nhau và trên hầu hết các giai đoạn trong chu kỳ sống của vật nuôi. Trước đây nhóm Vibrio thường được xem là nhóm vi khuẩn cơ hội (tác nhân gây bệnh thứ cấp), chúng chỉ tham gia gây bệnh khi cơ thể vật chủ đã cảm nhiễm các tác nhân gây bệnh khác trước. Tuy nhiên gần đây qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho thấy Vibrio không chỉ là tác nhân cơ hội mà còn là tác nhân gây bệnh tiên phát trong rất nhiều bênh trên cả cá và giáp xác lợ mặn nên tác hại của chúng đối với ngành nuôi trồng thủy sản là rất lớn [8].

Vibrio thường gây bệnh ở động vật thuỷ sản nước mặn và nước ngọt gồm cá, giáp xác, nhuyễn thể... Những vi khuẩn này thường là tác nhân cơ hội, khi động vật thuỷ sản sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng. Động vật thuỷ sản yếu không có sức đề kháng, các loài vi khuẩn Vibrio cơ hội gây bệnh nặng làm động vật thuỷ sản chết rải rác tới hàng loạt [8].

Tác nhân gây bệnh thuộc nhómVibrio thuộc các loài V.alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. anguillarum, V. ordalii, V. salmonicida, V. harvey, V. vulnificus.... [8].

Vibrio sp. đã được công bố là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ở một số đối tượng nuôi trồng thủy sản như cá, giáp xác, ếch, nhuyễn thể… [8] Trong khi V. anguillarum và V. ordalii được xem là một trong những tác nhân gây bệnh chủ yếu. V. harveyi được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng có thể gây chết tôm hàng loạt

trong quá trình sản xuất tôm giống nhân tạo. Một số loài vi khuẩn Vibrio có khả năng phát sáng như Vibrio harveyi, V. splendida, V. orientalis, V. fischeri, Vibrio vulnificus. Trong đó, V. harveyi đã được xác định là tác nhân gây bệnh phát sáng ở trai ngọc (Pinctada maxima), tôm sú (Penaeus monodon) và tôm he Nhật bản

Penaeus japonicus [8]. Một số bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm nuôi được

Bng 2.3. Một số bệnh do Vibrio gây ra trên tôm

STT Tên bệnh Giai đoạn Tác nhân gây bệnh Tác hại

1 Bệnh phát sáng Ấu trùng, giống V.parahaemolyticus

V.harveyi

Gây chết hàng loạt

2 Bệnh đỏ dọc thân Ấu trùng, giống V.alginolyticus Gây chết

rải rác 3 Bệnh đỏ thân Tôm thịt Vibrio spp Gây chết rải rác

4 Bệnh vỏ hay ăn mòn kitin, Bệnh đen mang Ở các giai đoạn Vibrio sp. Pseudomonas sp. Proteus sp. Gây chết hàng loạt 5 Bệnh hoại

tử gan tụy Ở các giai đoạn V.parahaemolyticus

Gây chết hàng loạt Đối với cá Vibrio gây bệnh nhiễm khuẩn máu là chủ yếu. Đối với tôm Vibrio gây bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin, đen mang. Ngoài ra, chúng còn gây bệnh máu vón cục ở cua, bệnh ấu trùng ở nhuyễn thể [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá nitơ, phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 41)