CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá nitơ, phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam đều cho thấy lợi ích rõ ràng của việc nuôi ghép giữa cá và tôm là: giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất và hạn chế dịch bệnh cho các đối tượng nuôi. Các nghiên cứu trước đây tập trung vào mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng và cá rô phi hoặc tôm thẻ chân trắng với động vật thân mềm và rong biển. Trong số các loài cá có thể nuôi ghép với tôm, cá đối mục có đặc điểm dinh dưỡng là loài cá ăn mùn bã hữu cơ nên có thể nuôi ghép với tôm thẻ chân trắng để hạn chế lượng mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt sử dụng nguồn nitơ và phốt pho dư thừa từ thức ăn và chất thải của tôm để hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất cho mô hình nuôi trồng.. Tuy nhiên chưa có mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng và cá đối mục nào được nghiên cứu hoàn chỉnh. Nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Mạnh và ctv (2018) đã cho thấy thả ghép cá đối mục vào nuôi tôm thẻ chân trắng với tỷ lệ ghép là cá đối mục bằng 10% khối

lượng tôm là thích hợp nhất. Do vậy, đề tài này đã được thực hiện để nghiên cứu về sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá Nitơ, Phốt pho của mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với cá đối mục (Mugil cephalus)

với tỷ lệ thả ghép cá đối mục bằng 10% tổng khối lượng tôm. Đây là nghiên cứu đầy đủ về sự biến động của tổng vi khuẩn hiếu khí, Vibrio và sự chuyển hóa Nitơ, Phốt pho trong mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng với cá đối mục.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá nitơ, phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)