3. Yêu cầu của đề tài
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Tìm hiểu các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật, các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu có liên quan đến đất đai, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; nghiên cứu các hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh.
Thu thập thông tin tại Thanh tra huyện, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng Thống kê, phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra các nhà quản lý thuộc các cơ quan quản lý nhà nước gồm công chức địa chính, tư pháp hộ tịch, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Thanh tra, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tư pháp, phòng xét khiếu tố Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường, Ban tiếp công dân tỉnh, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Chủ tịch UBND huyện 30 phiếu.
Tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra người dân có tham gia trong khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai và người dân không tham gia khiếu nại tố cáo trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Phù Ninh với tổng số phiếu điều tra đối với người dân là 50 phiếu tại 3 xã, thị trấn: An Đạo (15 phiếu), Phú Lộc (15 phiếu), Phù Ninh (20 phiếu).
Các chỉ tiêu điều tra: Thông tin chung về đối tượng được điều tra. Đánh giá chung về chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo; lý do đối tượng được điều tra đưa ra đánh giá của mình; Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua
2.4.3. Phương pháp so sánh
So sánh giữa lý luận và thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ở địa phương với pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo của Nhà nuớc.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá kết quả:
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả được trình bày bằng các bảng, biểu và nhận xét sau bảng biểu.
Các tiêu chí đánh giá: Mức độ hoàn thiện quy định của pháp luật. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Tỷ lệ người dân nắm bắt quy định pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo. Tỷ lệ đơn đã giải quyết. Năng lực chuyên môn của đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tỷ lệ gửi đơn không đúng thẩm quyền, tái khiếu, tố tiếp lên cơ quan cấp trên; tỷ lệ hủy, chỉnh sửa quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mức độ hoàn thiện cơ sở vật chất, hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo.
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Phù Ninh 3.1.1- Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1- Vị trí địa lý
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ 12km. Có địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì.
- Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2 nằm trên tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc, 10409’ đến 104028’ kinh độ Đông. Gồm có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã).
3.1.1.2- Địa hình địa mạo.
Huyện Phù Ninh có địa hình dốc, bậc thang và lòng chảo; được phân thành 6 cấp độ dốc với diện tích tương ứng như sau:
- Cấp I (dưới 30): có diện tích 6559,17 ha, chiếm 39,22% tổng diện tích tự nhiên được phân bố ở các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Mỹ, Trạm Thản và Phù Ninh.
- Cấp II (từ 30 - 80): có diện tích 1072,01 ha, chiếm 6,41% tổngdiện tích tự nhiên được phân bố ở các xã như An Đạo, Phù Ninh.
- Cấp III (từ 80 - 150): có diện tích 3846,53 ha, chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên đươc phân bổ nhiều nhất ở xã Phù Ninh và Trạm Thản.
- Cấp IV (từ 150 – 200): có diện tích 4348,25 ha, chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như Phú Mỹ, Tiên Phú và Trung Giáp.
- Cấp V (từ 200 - 250): có diện tích 667,29 ha, chiếm 3,99% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như xã Phú Mỹ, Phù Ninh.
- Cấp VI ( trên 250): có diện tích 92,79 ha, chiếm 1,38% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở một số ít các xã như Phú Mỹ, Phù Ninh, Phú Nham, thị trấn Phong Châu và Phú Lộc.
3.1.1.3- Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu.
Huyện Phù Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 1). Biên độ nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt nhất là 2,90C.
- Thủy văn.
Phù Ninh có sông Lô chạy dọc theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam; là ranh giới giữa huyện Phù Ninh với các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Tổng chiều dài phần sông chảy qua địa bàn huyện Phù Ninh là 32km, chảy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú. Phù sa sông Lô góp phần bồi đắp chủ yếu cho đồng ruộng thuộc các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà và xã Vĩnh Phú. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp, tạo nguồn nước tưới tieu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
3.1.1.4- Các nguồn tài nguyên.
Tiềm năng đất đai của huyện Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp; đất có tầng dày canh tác, chất lượng đất khá tốt. Quỹ đất hiện có của huyện Phù Ninh cũng rất thuận lợi cho việc quy hoạch các khu, các trung tâm xã. Tuy nhiên, do địa hình không bằng phẳng, nằm xen lẫn với đồi núi thấp nên huyện Phù Ninh không có mặt bằng rộng để xây dựng các khu công nghiệp lớn, tập trung như các huyện đồng bằng. b- Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt: là toàn bộ diện tích đất mặt nước sông, ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện. Nguồn nước tương đối dồi dào, hàng năm được bổ sung thường xuyên từ lượng mưa, có vai trò quan trọng cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống.
Phù Ninh là huyện có sông Lô chạy qua, trữ lượng nước rất lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Con sông Lô chảy qua 8 xã của huyện. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nguồn nước hồ đầm của huyện Phù Ninh chiếm diện tích khá lớn, bao gồm các đầm tự nhiên, hồ đầm nhân tạo. Nguồn nước này có trữ lượng hàng triệu mét khối. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghiệp, một số nhà máy gần thị trấn Phong Châu đã và đang đe dọa gây ô nhiễm, vì vậy, cần có các biện pháp xử lý chất thải tốt hơn để bảo vệ các nguồn nước.
Nguồn nước ngầm: Hiện đang được khai thác sử dụng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thông qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm, dễ dàng khai thác.
Nguồn nước mưa: Với tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.717 mm. Đây thực sự là nguồn nước lớn, cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; bổ sung lượng nước cho các sông, ngòi, hồ, đầm, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện.
Tổng diện tích toàn huyện là 3.197,90 ha, trong đó quỹ đất rừng sản xuất là 3.096,96 ha, rừng phòng hộ là 76,90 ha, rừng đặc dụng là 24,04 ha. Hầu hết rừng của huyện Phù Ninh là rừng bạch đàn, keo, tràm… làm nguyên liệu giấy, cung cấp cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Ngoài ra, rừng còn có vai trò trong việc cung cấp nguồn lâm sản cho ngành xây dựng cơ bản, nguồn chất đốt cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn đất.
Hiện nay, rừng và đất rừng của huyện Phù Ninh góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông, lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và làm cho sản phẩm xã hội ngày càng thêm phong phú.
d- Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng.
Huyện Phù Ninh tuy chưa có khảo sát quy mô dưới lòng đất, nhưng trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, trữ lượng khá, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và công nghiệp của địa phương.
Ngoài ra, còn có nguồn cát sỏi dồi dào trên tuyến sông Lô ở các xã Trị Quận, Phú Mỹ, Hạ Giáp, Tiên Du, Bình Bộ, Tử Đà. Sản lượng khai thác hàng năm của nguồn cát sỏi khoảng 24.000 m3, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong huyện.
3.1.2- Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1-Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 5,9% (KH 7,5-8%). + Nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2,8% (KH 3,5-4,0%). + Công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,2% (KH 9-9,5%). + Các ngành dịch vụ ước đạt 5,7% (KH 7,0-7,5%).
- Ước cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 20,43% (KH 18,95%); công nghiệp - xây dựng 53,97% (KH 55%); dịch vụ 25,6% (KH 26,05%).
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 103.786 triệu đồng (KH 148.600 triệu đồng).
- Thu ngân sách địa phương (từ sản xuất kinh doanh) so với tổng chi ngân sách ước đạt 30,3% (KH 30%-32%).
- Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn huyện (không tính đường quốc lộ và đường tỉnh) được cứng hóa đạt 67,11% (KH 67-68%), cứng hóa 5,64km đường giao thông nông thôn.
- Tỷ lệ kênh, mương nội đồng được cứng hóa ước đạt 14,19% (KH 14- 16%), cứng hóa được 2,982km.
- Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2018 là 01 xã (KH 02-03 xã).
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và gia tăng trên địa bàn huyện Phù Ninh giai
đoạn 2014-2018
TT CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018
1 Tổng giá trị sản xuất (giá
hiện hành) Tỷđồng 7208,33 8009,26 8.899,18 10.172,08 11.929,68
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản " 1410,69 1567,44 1.741,60 2.181,85 2.486,66 - Công nghiệp, xây dựng " 1203,49 1337,22 1.485,80 3.909,95 4.630,80
Trong đó: Công nghiệp " 515,86 573,183 636,87 765,94 897,73
- Thương mại, dịch vụ " 1354,14 1504,6 1.671,78 4.080,28 4.812,22
2 Tổng giá trị gia tăng (giá
hiện hành) Tỷđồng 3744,75 4160,84 4.623,15 5.860,98 6.842,38
- Nông, lâm nghiệp và
thủy sản " 909,89 1011 1.123,33 1.263,21 1.570,50 - Công nghiệp, xây dựng " 1514,72 1683,03 1.870,03 1.863,98 2.047,69
Trong đó: Công nghiệp " 423,54 470,61 522,90 315,78 368,07
- Thương mại, dịch vụ " 1320,13 1466,81 1.629,79 2.733,79 3.224,19
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh)
3.1.2.2- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a- Dân số.
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phù Ninh năm 2018 TT Xã, thị trấn Dân số (người) Số hộ Chia ra Hộ nông nghiệp (hộ) Hộ phi nông nghiệp (hộ) 1 An Đạo 6.936 1.942 1.547 395 2 Vĩnh Phú 4.060 1.020 749 271 3 Bình Bộ 6.003 1.567 957 610 4 Tử Đà 7.540 2.280 779 1.501 5 Phù Ninh 9.676 2.240 1.439 801 6 Phú Lộc 8.695 2.124 1.675 449 7 Thị trấn Phong Châu 9.927 2.407 161 2.246 8 Phú Nham 5.646 1.638 986 652 9 Tiên Du 7.116 1.939 674 1.265 10 Hạ Giáp 5.168 1.298 848 450 11 Trung Giáp 6.048 1.785 969 816 12 Bảo Thanh 5.643 1.944 988 956 13 Gia Thanh 5.205 1.448 859 589 14 Phú Mỹ 6.272 1.814 1.165 649 15 Lệ Mỹ 5.513 1.363 946 417 16 Liên Hoa 7.860 2.417 1.259 1.158 17 Trạm Thản 7.502 1.931 1.484 447 18 Trị Quận 5.173 1.407 750 657 19 Tiên Phú 7.359 1.892 1.230 662 Tổng số 127.477 34.456 19.465 14.991
b- Lao động, việc làm
Bảng 3.3. Tình hình lao động, việc làm của huyện Phù Ninh giai đoạn 2014 – 2018 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Người 66.348 67.032 68.400 70.000 72.200 2 Tổng số hộ Hộ 31.756 32.083 32.738 33.624 34.456
3 Xuất khẩu lao động Người 148 150 153 180 165
4 Giải quyết việc làm Người 730 738 753 864 968
5 Tỷ lệ lao động qua đào
tạo % 32,2 32,5 33,2 34,8 36
( Nguồn: UBND huyện Phù Ninh)
- Năm 2018, địa bàn huyện đã giải quyết việc làm cho 968 lao động (KH 1650 lao động), (trong đó việc làm mới 671 lao động [KH 1200 lao động]); số lượt người đi xuất khẩu lao động 165 người (KH 250 người).
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ước đạt 90% (KH ≥ 90%). - Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề ước đạt 69% (KH 68-70%) (trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 36% [KH 36-37%]).
- Ước cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 38% (KH 38%), công nghiệp và xây dựng 35,8% (KH 35,5%), các ngành dịch vụ 26,2% (KH 26,5%).
* Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Thuận lợi
Phù Ninh là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Việt Trì, có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 2 và các tuyến đường tỉnh lộ đi qua. Vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng
thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư.
Là một huyện tài nguyên đất và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường còn nhiều phục vụ cho phát triển kinh tế các ngành. Vùng bãi sông Lô đất đai phì nhiêu thuận lợi cho trồng nhiều loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Có nhiều cụm, điểm công nghiệp như cụm Công nghiệp Tử Đà, Đồng Lạng, Phú Gia, Rừng Xanh... được phát triển, thu hút vốn đầu tư.
Phù Ninh có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, dân cư có trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.
- Hạn chế:
Thời tiết có những biến động thất thường vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa Đông, thường thiếu nước tưới lại có những đợt gió mùa Đông Bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột, gây ảnh hưởng tới vật nuôi và cây trồng.
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh do công nghiệp hoá, đô thị hóa và dân số gia tăng. Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng không còn nhiều. Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít lại canh tác chủ yếu là cây lúa, nên tính ổn định trong bố trí