3. Yêu cầu của đề tài
1.3. Những nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Theo Đinh Văn Minh (2017), cho thấy: việc thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp là công việc khó khăn, phức tạp, đặc biệt khi đã nảy sinh khiếu kiện, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hết sức thận trọng, bao gồm cả trước, trong quá trình thu hồi đất và kể cả những vấn đề hậu thu hồi đất. Mặc dù vậy, cần nhận thức rằng việc nảy sinh các khiếu kiện, thậm chí là khiếu kiện gay gắt trong quá trình thu hồi đất là điều không thể tránh khỏi và đòi hỏi ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tốt các khiếu nại, bảo đảm lợi ích của người dân góp phần giữ vững ổn định xã hội, điều kiện quan trọng cho sự phát triển đất nước. Tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, tỷ lệ rất lớn các vụ khiếu nại, tố cáo xảy ra trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là thu hồi đất đai. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, xin nêu ra một số giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực này. Một là, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, giảm bớt khiếu nại tiếp về đất đai. Hai là, tăng cường đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về thu hồi đất. Ba là, tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội, đặc biệt là sự tham gia của Hội nông dân;
mở rộng sự tham gia của luật sư và các tổ chức, cá nhân khác trong việc tư vấn cho người khiếu nại. Bốn là, đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại của các ngành các cấp, thực hiện phương châm giải quyết các tranh chấp hành chính từ cơ sở tránh vượt cấp lên Trung ương. Năm là, tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện chủ trương giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP và 2100/KH-TTCP. Nghiên cứu việc xem xét, giải quyết lại các quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai đã có hiệu lực pháp luật. Sáu là, chuyển việc giải quyết các khiếu nại về đất đai nói chung và về thu hồi đất nói riêng sang cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân.
Thanh tra Bộ TN&MT cho biết, năm 2016, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các đơn vị thuộc và 59 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh huyện tính đến ngày 31/01/2017, toàn ngành đã triển khai 2.017 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 44 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và 1.973 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 7.975 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý 2.896 tổ chức, cá nhân có vi phạm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.497 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 93 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách Nhà nước trên 15 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 5.948 ha đất, 37 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đối với 3 tổ chức.
Về thanh tra trách nhiệm, toàn ngành đã thực hiện 37 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 73 đơn vị năm 2016, trong đó Bộ đã thực hiện 6 cuộc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của UBND 6 tỉnh, huyện; các Sở đã tiến hành 31 cuộc đối với 67 đơn vị. Kết quả thanh tra đã phát hiện 71% số đơn vị có sai phạm, đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 29 đơn vị với tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng, kiến nghị truy thu số tiền 77 triệu đồng.
Tuy vậy, vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra chuyên ngành (nhất là lĩnh vực đất đai, khoáng sản và môi trường) giữa các Bộ, ngành diễn ra phổ biến (công tác thanh tra về đất đai, khoáng sản được giao cho Bộ nhưng Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ cũng tiến hành thanh tra; công tác thanh tra về môi trường được giao cho Bộ nhưng Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Công an cũng thực hiện thanh tra).
Bên cạnh đó, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng thực tế, tỷ lệ thu hồi tiền, đất và các tài sản qua thanh tra vẫn còn thấp (mới chỉ thu hồi được khoảng trên 40% so với tổng số sai phạm đã phát hiện); việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra còn hạn chế (mới chỉ đạt 6% tổng số kết luận thanh tra đã được ban hành) dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân sau thanh tra, kiểm tra chậm hoặc không thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra.
Giai đoạn 2004 - 2011, đã có 981 đơn được giải quyết ở cấp tỉnh, bình quân 122,5 đơn/năm. Theo số liệu thống kê của Thanh tra Nhà nước tỉnh Gia Lai, từ năm 2011 đến năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận 319 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, bình quân 80 đơn/năm, giảm 35%/năm so với giai đoạn 2004-2011. Đây cũng là dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý về đất đai của địa phương miền Cao Nguyên này trong giai đoạn hiện nay.
Việc có nhiều khiếu nại về đất đai tại Gia Lai thời gian qua là do Gia Lai có diện tích tự nhiên rộng (5.495,7 km2, lớn thứ hai cả nước), dân số hơn 1,3 triệu người, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (34 dân tộc, chiếm 44% dân số của tỉnh); tình trạng dân di cư tự do diễn biến nhanh và phức tạp, chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, dẫn đến việc lấn chiếm đất đai, phá rừng làm nương rẫy, mua bán đất đai trái phép cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hồi đất để đầu tư xây dựng các
dự án, công trình công cộng ngày càng tăng, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khiếu nại, tranh chấp đất đai diễn ra thường xuyên.
Mặc dù có nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai, song nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: 100% đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền được giải quyết một cách khách quan; về cơ bản không có hiện tượng tiếp tục khiếu nại vượt ra khỏi thẩm quyền của địa phương. Số đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết (409 đơn), đã được xử lý theo hướng: Lưu; trả, hướng dẫn đương sự; chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong công tác chỉ đạo giải quyết khiếu nại về đất đai, các cấp ủy đảng và chính quyền cấp tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, có sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan nội chính và các cấp, các ngành nên đã có chuyển biến tích cực, là điều kiện thuận lợi để tỉnh Gia Lai tập trung nguồn lực, trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần giải quyết dứt điểm các khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Lê Minh Khái (2017): Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có giảm so với năm 2016, thể hiện trên các tiêu chí: số lượt công dân đến các cơ quan hành chính Nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giảm 8,5%; tổng số đơn khiếu nại, tố cáo giảm 8,9%; tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước giảm 14,8%, tuy nhiên số đoàn đông người tăng 10,2% so với năm 2016. Về khiếu nại, so với năm 2016 giảm 8,67% số đơn và giảm 16,3% số vụ việc. Trong tổng số đơn tố cáo, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm 62,3%, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội.
Tố cáo trong lĩnh vực tư pháp chiếm 4,8%, chủ yếu là tố cáo cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu khách quan trong giải quyết các vụ án. Tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chiếm 5,1%...
Tỉnh Hòa Bình, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn từ 2010 đến nay cho thấy, song song việc triển khai, quán triệt thực hiện Luật khiếu nại, các cơ quan ban ngành của tỉnh đã tổ chức làm tốt công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư KNHC về đất đai. Chỉ tính riêng trong năm 2016, Ban Tiếp công dân các huyện, huyện và cơ quan HCNN cấp tỉnh tiếp nhận, phân loại và xử lý 2616 đơn các loại. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 74 quyết định giải quyết KNHC của công dân chủ yếu về lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.
Tỉnh Yên Bái, năm 2014 đã có 10/86 vụ khiếu nại được cán bộ thanh tra giải quyết thông qua giải thích, thuyết phục công dân rút đơn, 72 vụ giải quyết đúng thời hạn, góp phần kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 154,530 triệu đồng và 1.864m2 đất, đồng thời cũng kiến nghị trả cho tổ chức, công dân 29.531m2 đất. Điểm nổi bật trong THPL về giải quyết đơn thư KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái là các cấp, các ngành trong tỉnh thường xuyên coi trọng và tuân thủ, chấp hành thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật về khiếu nại. Việc ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN để giải quyết vụ việc cho thấy chất lượng được nâng lên; quá trình giải quyết được xem xét thận trọng, khách quan, có lý, có tình; quyết định, kết luận được ban hành đúng pháp luật.
Tỉnh Điện Biên, từ 2010 đến nay đã nhận đơn khiếu nại và xem xét giải quyết được 2.265 vụ việc thuộc thẩm quyền, trong đó cấp xã giải quyết 509 đơn; cấp huyện 1.077 đơn; cấp tỉnh 529 đơn và 150 đơn tiếp khiếu quyết định của tỉnh.
Tỉnh Lai Châu, năm 2015 so với năm 2014, tình hình KNHC trên địa bàn tỉnh Lai Châu giảm cả về số lượt tiếp công dân, số lượng đơn thư và các
đoàn khiếu kiện đông người. Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là: nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Lồng ghép công tác tiếp công dân với việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đặc biệt là chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư. Tập trung giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của nhân dân, những vụ việc khiếu nại phát sinh ngay từ cơ sở không để dẫn đến khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp.
Tỉnh Sơn La, trong năm 2016, các cơ quan HCNN tiếp 2.120 lượt/ 3.314 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 1.778 việc; trong đó: tiếp thường xuyên 1.735 lượt/ 2.486 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với 1.458 vụ việc; tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh đạo 385 lượt/ 828 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với 320 vụ việc. Công dân KNHC chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, di dân tái định cư các công trình thủy điện, đền bù giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, thực hiện các chế độ chính sách, liên quan đến lĩnh vực tư pháp. Qua công tác tiếp công dân đã xem xét giải quyết,hướng dẫn, giải thích cho công dân hiểu về các chế độ, chính sách có liên quan, đồng thời giúp công dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định Kinh nghiệm của Sơn La trong THPL về KNHC lĩnh vực đất đai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiên quyết xử lý cán bộ sai phạm, không để các thế lực thù địch và kẻ xấu kích động, lôi kéo đông người lên CQNN cấp trên khiếu kiện. (Lữ văn Tuyền, 2017)
1.4. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ, xác định công tác tiếp và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có ý nghĩa quan trọng, thời gian qua, Tỉnh ủy Phú Thọ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai sâu rộng các văn bản chỉ đạo
của Trung ương đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong đó có Luật Khiếu nại 2011, Luật Tiếp công dân, Luật Đất đai và các văn bản QPPL có liên quan. Từ năm 2012 đến năm 2016, toàn tỉnh đã tiếp đón, giải thích, hướng dẫn cho gần14.150 lượt công dân đến KNHC, phản ánh, kiến nghị và đề nghị; tiếp nhận và xử lý 10.128 đơn thư, trong đó, có 2.904 đơn KNHC, còn lại 7.224 đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh, đơn nặc danh. Trong số 798/840 vụ KNHC thuộc thẩm quyền các cấp đã giải quyết xong, chỉ có 19 vụ khiếu nại đúng, 140 vụ khiếu nại có đúng, có sai, còn lại phần lớn là khiếu nại sai (639 vụ). Thông qua công tác giải quyết KNHC đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 632 triệu đồng, 327m2 đất; trả lại cho công dân 448 triệu đồng và hơn 900m2 đất; qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi về cho nhà nước hơn 500 triệu đồng, trả lại cho công dân 375 triệu đồng 71và 100m2 đất... Việc tiếp công dân, giải quyết KNHC qua bảo đảm đúng quy định pháp luật, các đơn thư được xem xét thấu tình đạt lý, nhiều vụ việc xảy ra được giải quyết ngay từ cơ sở; đã hạn chế được việc xảy ra những điểm “nóng” về khiếu kiện phức tạp, đơn thư vượt cấp giảm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
- Về tiếp công dân: Trong các năm từ 2014-2018 toàn tỉnh đã đón tiếp 16.318 lượt công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Trong đó có 478 đoàn đông người.
- Tiếp nhận 14.231 đơn, trong đó khiếu nại 3.429 đơn (829 vụ việc), tố cáo 561 đơn (186 vụ việc), kiến nghị, phản ánh 10.241 đơn
- Kết quả giải quyết khiếu nại: Tổng số 829 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, đã thụ lý giải quyết xong 733 vụ, đạt tỷ lệ 0,88%.
Số vụ việc khiếu nại đúng 35 vụ (5%); khiếu nại có đúng, có sai 49 vụ (7%); khiếu nại sai 649 vụ (88%). Thông qua công tác giải quyết khiếu nại đã kiến nghị bồi thường 880m2 đất các loại, chi trả 920.868.735 đồng cho công dân..
- Kết quả giải quyết tố cáo: Tổng số 186 vụ tố cáo thuộc thẩm quyền, đã thụ lý giải quyết 172 vụ, đạt tỷ lệ 92%, trong đó tố cáo đúng 7 vụ (4%); tố cáo có đúng, có sai 20 vụ (11%); tố cáo sai 145 vụ (84%). Thông qua giải quyết tố cáo đã kiến nghị xử lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước 822 triệu
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU