ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG KHÁNG THỂ THỤ ĐỘNG Ở LỢN CON SINH RA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể sau khi tiêm vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh do e coli gây ra ở lợn (Trang 50 - 53)

L ỜI CẢM ƠN

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG KHÁNG THỂ THỤ ĐỘNG Ở LỢN CON SINH RA

RA TỪ LỢN NÁI ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN E. COLI TÁI TỔ HỢP

Để đánh giá kháng thể ở lợn con sinh ra từ lợn nái được tiêm vắc xin E. coli tái tổ hợp, chúng tôi lựa chọn lợn con của 03 lợn nái đã được tiêm vắc xin E. coli

tái tổ hợp trước phối và ngày mang thai thứ 90, có lượng kháng thể trong máu tại thời điểm sinh con cao (OD450 = 0,896 – 0,921), 04 lợn con của mỗi lợn nái sẽđược lấy máu tại thời điểm 7, 14, 21, 28 ngày tuổi, chắt lấy huyết thanh để làm phản ứng

ELISA xác định sự biến thiên của lượng kháng thể kháng E. coli. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.2.

Hình 3.2. Kết quả ELISA đánh giá đáp ứng kháng thể thụ động của lợn con sinh ra từ lợn nái được tiêm vắc xin E. coli tái tổ hợp

Kết quả ở hình 3.2 cho thấy tất cả lợn con bú sữa đầu của các nái được tiêm vắc xin 2 lần trước khi phối giống và khi mang thai được 90 ngày đều có lượng kháng thể

thụđộng tương đối cao, khá đồng đều ởcác giai đoạn. Trong các thời điểm khảo sát thì chúng tôi nhận thấy kháng thể thụ động có giá trị cao nhất vào lúc lợn con 7 ngày tuổi (OD450 = 0,734 ± 0,029) sau đó giảm dần và giảm tới mức thấp nhất ở 28 ngày tuổi (OD450= 0,329 ± 0,012).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch thụ động của Nguyễn Văn Hưng và Đinh Thị Bích Lân (2006) khi nghiên cứu đáp ứng miễn dịch thụđộng của lợn con của nái được tiêm vắc xin dịch tả lợn. Theo nghiên cứu này thì lượng kháng thể thụ động ở lợn con cũng giảm mạnh vào thời điểm 28-30 ngày tuổi. Do vậy, khuyến cáo tiêm vắc xin cho lợn con vào thời điểm 35 ngày tuổi là hợp lý.

3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG KHÁNG THỂ CHỦ ĐỘNG Ở LỢN CON SAU CAI SỮA KHI TIÊM PHÒNG VẮC XIN E. COLI TÁI TỔ HỢP

Thí nghiệm đánh giá đáp ứng miễn dịch chủ động của lợn sau cai sữa được tiến hành ở 50 lợn con của các lợn nái chưa được tiêm vắc xin E. coli tái tổ hợp. Tiến hành tiêm vắc xin E. coli tái tổ hợp vào các thời điểm lúc lợn được 35 và 49 ngày tuổi. Huyết thanh được thu thập trước vào trước lúc lợn được tiêm vắc xin lần

1 và sau đó định kỳ lấy mẫu 14 ngày 1 lần.

Kết quả đánh giá đáp ứng kháng thể chủ động của lợn sau cai sữa được trình bày ở hình 3.3.

Hình 3.3. Đáp ứng kháng thể chủ động ở lợn cai sữa được tiêm vắc xin E. coli tái tổ hợp

Theo Jayappa và cs (2001); Wegner và cs (2012), kháng thể mẹ truyền ở mức

độ cao có thể cản trở và làm giảm hiệu quả vắc xin. Vì vậy chúng tôi chọn thời

điểm lúc lợn 35 ngày tuổi, khi lượng kháng thể thụ động đã xuống thấp và kết quả

trên cho thấy trước khi tiêm vắc xin, lợn con lúc 35 ngày tuổi hầu như không có

kháng thểE. coli với giá trị trung bình chỉ 0,061 ± 0,01 (<0,101).

Kết quả ELISA cho thấy, sau mũi tiêm thứ nhất lượng kháng thểgiảm nhanh. Vào ngày tuổi 49 (sau mũi tiêm thứ nhất 2 tuần) lượng kháng thể chỉ cho giá trị

OD450 là 0,136 ± 0,024. Tuy nhiên sau khi sau mũi tiêm thứ 2, lượng kháng thể tăng cao và kéo dài với giá trị OD450 vào thời điểm 63 ngày tuổi là 0,980 ± 0,142,

sau đó giảm dần và kéo dài đến ít nhất 119 ngày tuổi (0,457 ± 0,038).

Nhìn chung, vắc xin E. coli tái tổ hợp có khả năng tạo miễn dịch tương đối tốt.

Sau 2 mũi tiêm lượng kháng thể tăng nhanh, đạt giá trị cực đại vào thời điểm 15 ngày sau mũi tiêm thứ hai, sau đó giảm dần nhưng vẫn còn tồn tại trong máu khi

lợn đạt 119 ngày tuổi. Kết quả này tương đương với kết quả của Huỳnh Văn Chương và cs (2011) khi nghiên cứu đáp ứng miễn dịch ở lợn sau tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn ở lợn .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể sau khi tiêm vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh do e coli gây ra ở lợn (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)