II. CHUẨN BỊ
c. Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
* Mục tiêu: Hướng dẫn quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và tính
chi phí của bữa ăn
* Tổ chức hoạt động:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập và thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS nghiên cứu thông tin phần 4.3 SGK/48,49 trả lời câu hỏi ? Quy trình xây dựng bữa ăn hợp lí và cách tính chi phí cho một bữa ăn ? Nêu yêu cầu của một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
HS trả lời
GV thống nhất trước lớp quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và cách tính chi phí cho một bữa ăn.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi để xây dựng một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và cách tính chi phí cho bữa ăn đó ra phiếu học tập số 3 ( Giấy A0)
Lưu ý: Có thể thay thế các thực phẩm trong cùng nhóm để bữa ăn dạt yêu cầu về
mức độ dinh dưỡng, tránh trùng lặp về màu sắc và mùi vị… - HS trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu - GV theo dõi hỗ trợ nếu cần
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm treo phiếu học tập số 3 của nhóm về khu vực làm việc của nhóm
* Sản phẩm học tập:
Phiếu học tập số 3
* Phương án đánh giá
- GV phân công đánh giá như sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhóm 1.
- GV thông báo tiêu chí đánh giá kết quả thực hành ( Bảng đánh giá thực hành) được đặt tại mỗi nhóm.
+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành + Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành
- Các nhóm di chuyển xem sản phẩm của nhóm bạn, nhận xét, chấm điểm vào bảng đánh giá đặt tại nhóm đó, đề xuất cách khắc phục. Sau đó về chỗ tự đánh giá nhóm mình.
- Sau khi HS ổn định về vị trí GV yêu cầu các nhóm giải thích thắc mắc của nhóm bạn, sửa lại nều chưa hợp lí.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và cách tính chi phí cho một bữa ăn. HS ghi vở
KÊT LUẬN
Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
1 Lập danh sách các món ăn theo từng loại 2 Chọn món ăn chính
4 Hoàn thiện bữa ăn
Tính toán chi phí cho bữa ăn
5 Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng 6 Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng 7 Tính chi phí cho mỗi món ăn
8 Tính chi phí cho bữa ăn
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức về các nhóm thực phẩm. Từ
đó, đánh giá giá trị dinh dưỡng của những món ăn thường dùng trong gia đình.
* Tổ chức hoạt động: Bài tâp 1, 2:
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 1,2 phần luyện tập sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm về kết quả làm được. Nhóm nhận xét, bổ sung, thống nhất cử đại diện báo cáo trước lớp.
GV nhận xét chung, đánh giá
Bài tập 3
GV yêu cầu trao đổi cặp đôi để hoàn thành Báo cáo trước lớp
Các nhóm nhận xét, đưa ra ý kiến kết luận
GV phân tích nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người để HS thấy được sự khác nhau ở mỗi nhóm, vai trò của bữa ăn hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình.
Bài tập 4
GV yêu câu HS trả lời câu hỏi đặt ra phần khởi động HS khác nhận xét, bổ sung
GV chốt: Ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng (đủ các nhóm thực phẩm
chính)
Bài tập 5, 6
GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4. Cử đại diện trình bày trước lớp
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV kết luận
Hoạt động 4. Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và vận dụng kiến thức, kĩ năngđã học vào thực
tiễn trong việc ăn uống của bản thân và gia đình
* Tổ chức hoạt động:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần vận
dụng suy nghĩ để hoàn thành ra vở.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân làm bài
* Sản phẩm học tập:
Bài làm trong vở của HS
* Phương án đánh giá:
GV đánh giá, HS tự đánh giá
* GV giao về nhà cho HS hoàn thành nốt bài trên lớp ( nếu chưa hoàn thành) và bài tập trong SBT.
Hoạt động 5. Mở rộng
GV hướng dẫn HS nghiên cứu phần thế giới trong em từ đó điều chỉnh để có chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lí.