Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 49)

4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

2.3.2.1. Thông tin số liệu thứ cấp

Được thu thập từ các tài liệu có liên quan và đã được chính thức công bố như sách, bài trong các tạp chí chuyên ngành, các bài phân tích, các đề tài nghiên cứu các cấp của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nghiên cứu của các cơ quan, các báo cáo của địa phương (các phòng/ban thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn), Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,… cho phát triển trồng trọt được thu thập tại Phòng Nông nghiệp huyện và UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Tình hình sử dụng đất đai được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Tình hình dân số, lao động, vốn, cơ sở vật chất, cơ cấu sản xuất, diện tích, nông sản, sản lượng các loại cây trồng; thực trạng phát triển ngành trồng trọt và sử dụng nguồn lực của huyện giai đoạn 2016- 2018 được thu thập tại Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Những nghị quyết, báo cáo của huyện, tỉnh được thu thập tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân, huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Các số liệu khác được thu thập từ Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông lâm nghiệp huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, thông tin trên mạng Internet,...

2.3.2.2. Thông tin số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp bằng các phương pháp sau đây: - Điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước:

thập thông qua điều tra các đối tượng liên quan như hộ nông dân bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp. Nội dung thông tin cần thu thập từ các hộ sản xuất Na dai gồm: Thông tin về chủ hộ, nguồn lực cho sản xuất Na dai, kết quả, hiệu quả sản xuất Na dai, các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất Na dai, các đề xuất mong muốn và định hướng trong phát triển sản xuất Na dai của hộ gia đình.

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin liên quan đến điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất Na dai ở địa phương. Đối tượng tham gia thảo luận nhóm là: cán bộ quan lý nông nghiệp huyện, xã và hộ sản xuất Na dai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)