Định hướng phát triển sản xuất Nadai ở huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 79)

4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.4.1. Định hướng phát triển sản xuất Nadai ở huyện Chi Lăng

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy hoạch vùng sản xuất. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp đến năm 2020 của huyện là khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ. Hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương, tích tụ ruộng đất thông qua việc thuê mướn, dồn điền đổi thửa. Đầu tư phát triển sản xuất tạo ra hàng hoá nông sản thực phẩm và có hiệu quả kinh tế cao, trong đó có phát triển sản xuất Na dai. Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc Na và định hướng nông dân áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nhằm chuẩn hóa quy trình canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Na Chi Lăng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức tốt quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể chứng nhận Na Chi Lăng,…

Đảm bảo chất lượng sản phẩm, Na dai Chi Lăng mặc dù được người tiêu dùng khắp nơi biết đến bởi chất lượng đặc biệt của nó. Tuy nhiên trong quá trình thương mại hoá sản phẩm hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của

khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính như Hà Nội thì người sản xuất phải chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Dựa vào địa hình huyện, tình hình đất nông nghiệp, đất rừng của huyện mà UBND huyện có quyết định đầu tư cho phát triển sản xuất Na dai, đầu tư thêm các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới, tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy phong trào trồng Na trong nhân dân theo quy trình VietGAP, GlobalGAP; góp phần cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)