4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Nada
huyện Chi Lăng
Từ kết quả phân tích SWOT sản xuất Na dai trên địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp như sau:
3.4.2.1. Nhóm giải pháp về đất đai và quy hoạch vùng sản xuất
- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể vùng sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng. Khai thác nguồn lực đất đai sẵn có ở địa phương để mở rộng diện tích Na trên các địa bàn có tiềm năng phát triển.
- Tăng cường khuyến khích các hộ nông dân chia sẻ kinh nghiệm, tự học hỏi lẫn nhau.
3.4.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ sản phẩm Na dai
- Xây dựng, mở rộng hệ thống đường giao thông phục vụ cho kinh doanh được thuận lợi.
- Cung cấp và tạo điều kiện cho người trồng Na trên địa bàn tiếp cận với thông tin về thị trường bằng cách trao đổi sản phẩm, triển lãm sản phẩm với các địa phương trồng Na khác trên cả nước. Mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân.
- Cần kết hợp với các doanh nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao tối đa giá trị sản phẩm Na dai, có nhiều sản phẩm phụ, nâng cao thu nhập cho người trồng Na.
3.4.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể với từng nhóm hộ trồng Na
- Nhìn chung đối với các hộ trồng Na cần tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo về cây Na. Cần áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế Na.
- Đối với nhóm hộ mới trồng nên tìm ra những nguyên nhân khó khăn bất cập lớn của họ rồi từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để khắc phục.
- Đối với nhóm hộ trồng lâu năm: Khuyến khích họ tiếp tục duy trì và phát triển từ đó lấy kinh nghiệm phổ biến cho các nhóm hộ khác. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Khuyến khích các hộ sản xuất trồng Na dai trên địa bàn theo hướng sản xuất VietGAP, sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm chi phí sản xuất Na dai, bảo vệ môi trường sinh thái cho người dân địa phương.
- Mở rộng quy mô các hộ sản xuất Na dai theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá thành sản phẩm đám ứng yêu cầu phát triển bền vững cho địa phương.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Na dai có vị trí và vai trò quan trọng trong số các cây ăn quả trên địa bàn huyện Chi Lăng, góp phần phát triển nông nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương. Diện tích Na dai liên tục tăng, từ 1.426,01 ha năm 2016, lên 1.526,01 ha năm 2017, tăng hơn 100 ha so với năm 2016 và đạt 1.576 ha năm 2018, tăng hơn 49,99 ha so với năm 2017 và tăng thêm 149,99 ha so với năm 2016. Tuy nhiên diện tích Na được cấp chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP hay Globalgap còn rất khiêm tốn. Đây là một thách thức trong tương lai nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có sự sai khác giữa các hộ sản xuất Na dai trên địa bàn, thông qua các chỉ số về sản lượng, năng suất, chi phí cũng như lợi nhuận từ việc trồng Na. Về chi phí sản xuất Na dai của các hộ điều tra, nhóm hộ 4, nhóm hộ là thành viên hợp tác xã và sản xuất theo VietGAP, là nhóm hộ có chi phí bình quân sản xuất 1 ha Na dai là cao hơn so với 3 nhóm hộ còn lại. Về giá trị sản xuất, nhóm hộ 3, là nhóm hộ cho kết quả cao nhất (8.987.760.000 đồng) và nhóm hộ 2 cho kết quả thấp nhất, do có sự chênh lệch về diện tích sản xuất cây Na dai của các nhóm hộ. Xét trên một đơn vị diện tích (ha) thì nhóm hộ 4, nhóm hộ vừa là thành viên HTX vừa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lại cho kết quả cao nhất.
Hộ sản xuất là thành viên HTX không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có hiệu quả đồng vốn cao hơn, chứng tỏ vai trò của HTX trong tổ chức sản xuất Na, tuy nhiên kỹ thuật sản xuất còn chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất Na dai trên địa bàn, mà trực tiếp là tiêu chuẩn VietGAP chưa được các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu chấp nhận.
Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản như: Nhóm giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật, nhóm giải pháp về đất đai và quy hoạch vùng sản xuất, nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ sản phẩm Na dai và nhóm giải pháp cụ thể với từng nhóm hộ trồng Na.