Thông tin về số hộ sản xuất Nadai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 67 - 69)

4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.1. Thông tin về số hộ sản xuất Nadai

Để có một vườn Na cho năng suất cao, các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Na là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 4 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, nên trong

giai đoạn kiến thiết cơ bản có chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân huyện Chi Lăng khá ổn định, nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất Na mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay ngân hàng hoặc từ các khoản tiền tích lũy của gia đình.

Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón và chăm sóc bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây Na rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống Na chủ yếu do người dân tự ghép cành. Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi.

Bảng 3.4. Một số thông tin chung về hộ sản xuất Na dai

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung

1. Số hộ điều tra Hộ 100

2. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47,7 3. Trình độ học vấn

Tiểu học Hộ 32

Trung học cơ sở Hộ 50

Trung học phổ thông Hộ 18

4. Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 4,6

5. Số lao động BQ/hộ Lao động 3,1

6. Diện tích đất trồng Na Ha 1,25

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra của tác giả, 2018)

Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây Na không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày

thích hợp để tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho cây Na. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây.

Theo kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 120 hộ sản xuất Na dai đã được điều tra, độ tuổi bình quân chung của chủ hộ điều tra là 47,7 năm và hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ sơ vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc trồng Na nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây Na hiệu quả. Ngược lại, khoảng độ tuổi dưới 40 tuổi là thường là các chủ hộ mới xây dựng gia đình được vài năm và mới tách hộ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, khả năng huy động vốn kinh doanh, khả năng nhìn nhận, tiếp cận thị trường kém hơn.

Trình độ học vấn của các chủ hộ hầu như là ở bậc học THCS có 50 hộ, chiếm 50% tổng số hộ điều tra, bậc học THPT có 18 hộ, chiếm 18,0% tổng số hộ điều tra. Ở bậc học vấn này các chủ hộ nhanh chóng bắt nhịp nhanh hơn trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Na, chịu khó tìm hiểu và học hỏi những hộ khác. Trình độ học vấn ở bậc tiểu học có 32 hộ, chiếm 32,0% tổng số hộ điều tra, ở mức học vấn này các hộ chưa thực sự chủ động trong sản xuất, kiến thức còn hạn chế trong việc phát triển cây Na. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời nên không nắm bắt kịp thời được sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Số nhân khẩu bình quân là 4,6 khẩu/hộ, số lao động bình quân là 3,1 lao động/hộ điều này cho thấy nguồn nhân lực trong sản xuất dồi dào. Diện tích đất trồng Na là cây trồng chủ yếu bình quân 1,25 ha/hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)