Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất một số dự án trên địa bàn huyện đồng hỷ ,tỉnh thái nguyên (Trang 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3 Tình hình xã hội

3.1.3.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số

Dân số của huyện Đồng Hỷ là 89.515 người chiếm 7,6% tổng dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số thấp đạt 209 người/km2 thấp hơn nhiều mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh 353 người/km2). Dân số phân bố không đều, tập trung đông tại những

nơi thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, giao thông…, xã có dân số đông nhất là Hóa Thượng (839 người/km2), Trại Cau (602 người/km2); xã có mật độ dân số thấp nhất là Văn Lăng (77 người/km2). Tốc độ tăng dân số của huyện là 1,64%,trong đó tốc độ tăng dân số thành thị 1,57%, tốc độ tăng dân số nông thôn 1,65%. Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện không thay đổi nhiều qua các năm, dân số nam cao hơn dân số nữ khoảng 2-3%. Dân số thành thị là 19.548 người chiếm 16,2% tổng dân số của huyện. Tốc độ đô thị hóa của huyện thấp, chỉ đạt 1,57%.Đồng Hỷ là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ dân số là người dân tộc năm chiếm 50,1% tổng dân số toàn huyện (chiếm 16% tổng dân số là người dân tộc thiểu số của toàn tỉnh), gồm 5 dân tộc chính là Sán Dìu, Nùng, Dao…

Quy mô dân số: Dân số trung bình của huyện Đồng Hỷ (sau chia tách) tính đến hết năm 2017 là 89.515 người chiếm 7,6% tổng dân số toàn tỉnh (trước chia tách là 9,2%). Mật độ dân số thấp đạt 209 người/km2 (năm 2017) thấp hơn nhiều mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh 353 người/km2). Dân số phân bố không đều, tập trung đông tại những nơi thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, giao thông…, xã có dân số đông nhất là Hóa Thượng (839 người/km2), Trại Cau (602 người/km2); xã có mật độ dân số thấp nhất là Văn Lăng (77 người/km2)

a)Lao động, việc làm và thu nhập

Dự báo đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động của Đồng Hỷ vào khoảng 60.715 người chiếm khoảng 65,93% dân số huyện. Lực lượng lao động Đồng Hỷ năm 2020 khoảng 57.958 người, chiếm 62,94% dân số huyện. Khả năng thu hút lao động cơ học khá hạn chế, do đó, yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng trưởng của Đồng Hỷ thời gian tới là tăng năng suất lao động

Dân số trong độ tuổi lao động của Đồng Hỷ năm 2018 là 79.610 người chiếm 66,11% dân số toàn huyện. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2018 có 69.075 người, chiếm 86,2% dân số trong độ tuổi lao động. Sau chia tách địa giới hành chính dân số trong độ tuổi lao động của Đồng Hỷ là 58.964 người

Cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ nhưng tốc độ còn chậm tầng(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)

3.1.3.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện chủ yếu là đường bộ, phân bố tương đối đều khắp, thuận tiện cho giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân. Huyện có quốc lộ 1B, quốc lộ 17 chạy qua, đường tỉnh 272, 273; 269D, 100% số xã có đường ô tô (đường nhựa, bê tông) đến trung tâm xã, thị trấn. Toàn huyện có 21 cây cầu trong đó có 5 cầu treo, 1 cầu giàn thép và 15 cầu bê tông

QL 1B dài 13,5 km đi qua địa bàn huyện nối với QL3; Quốc lộ 17dài 27,3km từ trung tâm phường Chùa Hang đến xã Hợp Tiến giáp tỉnh Bắc Giang. Đường huyện có 15 tuyến với tổng chiều dài 116,2 km; 4 tuyến nội thị với chiều dài 7,66km; đường xã gần 400 km; đường thủy theo dòng sông Cầu từ xã Văn Lăng đến thành phố Thái Nguyên thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Phần lớn các tuyến đường huyện, xã đã bị xuống cấp, mặt đường hẹp. 100% số xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn

b) Hệ thống thuỷ lợi

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các công trình thủy lợi đã được đầu tư phát triển nhằm chủ động khai thác nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Huyện có 94 công trình thủy lợi bao gồm 27 hồ thủy lợi, 31 đập dâng và 36 trạm bơm điện (trong đó 07 hồ thủy lợi, 02 đập dâng và 02 trạm bơm điện do tỉnh quản lý). Huyện có 254 km kênh mương nội đồng trong đó có gần 170 km kênh mương được kiên cố hóa (chiếm 67% tổng số kênh mương nội đồng). Các công trình thủy lợi được quản lý, điều hành hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho trên 80% diện tích gieo cấy lúa, rau màu và các loại cây trồng khác.

c, Hệ thống cấp, thoát nước

Huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, từ đó cải thiện đáng kể tình hình sử dụng nước không hợp vệ sinh của nhân dân.

Hiện nay chương trình nước sạch nông thôn đang được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện bằng nguồn vốn định canh định cư và chương trình nước sạch

nông thôn.

Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86,23%.

Vấn đề xử lý nước thải của các hộ dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm, chú ý, xử lý theo đúng quy định về bảo về môi trường. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng nước thải chưa được xử lý trước khi xả thải ra môi trường ở một số cơ sở sản xuất

d, Bưu chính viễn thông

Dịch vụ thông tin và truyền thông từng bước được hiện đại hoá, đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng, thuận tiện; 100% xã, thị trấn đều có hệ thống điện thoại và có thể truy cập được internet. Hệ thống bưu chính đảm bảo chuyển, phát thư, báo trong ngày đến tất cả các xã phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. 11/15 xã, thị trấn có trạm truyền thanh và phủ sóng truyền hình(Tân Long, Hòa Bình, Hóa Trung và thị trấn Trại Cau chưa có Trạm truyền thanh)

Bưu chính, chuyển phát: Toàn huyện có 15 điểm phục vụ bưu chính (12 điểm bưu điện văn hóa xã, 02 bưu cục cấp thị trấn và 01 bưu cục cấp huyện)

Viễn thông, internet: Các doanh nghiệp không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng để đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện. Đến nay, 100% các xã, thôn đã có sóng điện thoại 2G, 3G; 4G

đ) Giáo dục và đào tạo

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, toàn huyện còn 56 cơ sở giáo dục, 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và 15 trung tâm học tập cộng đồng (THPT: 02 trường; mầm non: 17 trường; tiểu học: 21 trường; THCS: 16 trường). Trong đó số trường thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý là 54 trường với 18.849 học sinh và 1556 cán bộ, giáo viên, nhân viên; tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 81%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 85%; 100% trẻ 5 tuổi được huy động ra lớp, trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 86,2%. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99%. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97,64%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,8%; tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học nguyện vọng 1 đạt trên 50%.

e, Y tế

Công tác khám, chữa bệnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thực hiện tốt chế độ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Năm 2018 tổ chức khám, chữa bệnh cho 182.145 lượt người, trong đó: điều trị nội trú 13.524 lượt người; khám chữa bệnh BHYT trên 134.000 lượt, chi trả trên 32.4 tỷ đồng từ quỹ BHYT; điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 311 bệnh nhân. Tổ chức tốt công tác giám sát thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh của đội ngũ y bác sỹ. Các chương trình mục tiêu y tế - dân số được triển khai đúng theo kế hoạch. Công tác truyền thông, giám sát dịch bệnh, kiểm tra thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Huy động các nguồn lực để xây dựng xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế, đến 2018 toàn huyện có 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới)(ha(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên số 2671/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)

3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ

Sau khi thực hiện chia tách chuyển 2 xã và 1TT về thành phố Thái Nguyên đã có sự thay đổi khá lớn về đất đai và cơ cấu đất đai của huyện tác động trực tiếp tới sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội của huyện

Cả 03 dự án đều được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ gắn liền với các lô đất, quy mô xâu dựng lớn cũng như quỹ đất đem ra đấu giá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu giá QSDĐ đạt được hiệu quả cao nhất . Các dự án đều đã có quy hoạch SDĐ

Bảng 3.1 So sánh diện tích đất trước và sau chia tách

Đơn v ha Đơn vị 2016 2017 So sánh Tổng diện tích Ha 45.440,37 42.773,27 2.667,10 Đất nông nghiệp Ha 15.219,49 13.654,49 1.565 Đất lâm nghiệp Ha 24.204,97 23.891 314 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 390,86 361,67 29 Đất ở Ha 976,08 808,12 168 download by : skknchat@gmail.com

Đất chuyên dung Ha 2.959,84 2.481 479

Đất chưa sử dụng Ha 677,08 667 10

Các loại đất khác Ha 1.012,05 910 102

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Đồng Hỷ)

Trong tổng diện tích đất 42.773,27 ha hiện nay (sau chia tách 1 TT và 2 xã về thành phố Thái Nguyên), đất đã sử dụng là 42.106 ha (chiếm 98,44% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất nông nghiệp 13.654 ha (chiếm 31,9% diện tích tự nhiên, giảm 1.565 ha so với năm 2016); đất lâm nghiệp là 23.89 ha(chiếm 55,85% diện tích tự nhiên, giảm 314 ha so với năm 2016), đất chuyên dùng 2.481 ha (chiếm 5,8% diện tích tự nhiên, giảm 419 ha so với năm 2016); đất chưa sử dụng là 667 ha (chiếm 1,56% diện tích tự nhiên). So sánh tài nguyên đất với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất có thể thấy tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng là khá cao tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh là 98,6% diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh tế; đất chưa sử dụng chiếm 1,36%)((Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên số 2671/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)

Bảng 3.2 Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Đồng Hỷ

STT hiệu Mục đích sử dụng Diện tích(ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích tự nhiên 42.772,00 100 A Đất nông nghiệp 36.886,00 86,27 1 LUC Đất trồng lúa 3.771,91 8,82 3 HNK Đất trồng cây hàng năm khác 1.699,14 3,97

CLN Đất trồng cây lâu năm 8.003,00 4,29

RXS Đất rừng sản xuất 18.070,91 42,25

RPH Đất rừng phòng hộ 4.820,00 11,27

NTS Đất nuôi trồng thủy sản 351,00 0,82

NKH Đất nông nhiệp khác 48,27 0,11

B Đất phi nông nghiệp 5.302,18 12,40

2 ONT Đất ở tại nông thôn 827,00 1,93

4 ĐGT Đất giao thông 1.169,26 2,23

CQP Đất quốc phòng 491,00 1,15

D DTS Đất trụ sở cơ quan 34,67 50,12

CAN Đất an ninh 15,00 0,04

SKN Đất cụm công nghiệp 73,00 0,17

Đất phát triển hạ tầng 1.559,18 3.65

7 CSK Đất sản xuất kinh doanh 19,93 28,81

DSH Đất có mục đích công cộng 2,25 3,25

DSN Đất xây dựng công trình năng lượng

3,00 0,01

Đất chưa sử dụng 583,98 1.33

( Nguồn: phòng TNMT huyện Đồng Hỷ) 3.1.3.2 Biến động đất đai

Sau khi chia tách, huyện Đồng Hỷ có 13 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên là 427,73 km2. Chênh lệch diện tích giữa xã có diện tích lớn nhất là Văn Hán (65,46 km2) và có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Trại Cau (6,35 km2) lên tới 10,3 lần

Diện tích đất toàn huyện giảm 2.667 ha trong đó đất nông nghiệp giảm 1.540 ha, phần lớn là đất đồi núi

Thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 80 khoảng 7.000 ha thích hợp cho trồng cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; diện tích đất còn lại chủ yếu phù hợp cho phát triển lâm nghiệp

Đất nông nghiệp chỉ chiếm 32% diện tích đất toàn huyện (tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp chiếm 31,89% tổng diện tích đất toàn tỉnh), rừng và đất rừng chiếm trên 52% diện tích của huyện (tỉnh Thái Nguyên 52,72%). Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện năm 2019 là 0,15 ha(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên số 2671/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)

3.2 Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở 03 dự án đã đấu giá trên địa bàn huyện Đồng Hỷ bàn huyện Đồng Hỷ

3.2.1. Tóm tắt các dự án nghiên cứu

Bảng 3.3: Khái quát đặc điểm các dự án

STT Quỹđất đấu giá Địa điểm Diện tích (m2)

Có quy hoạch sử dụng đất

hay không

1 Đấu giá quyền sử dụng đất ở nông thôn

Khu dân cư xóm Gò

Cao xã Hóa Thượng 15.002 Có 2 Đấu giá quyền sử

dụng đất ở tại đô thị

Thị trấn Trại Cau

Huyện Đồng Hỷ 4.301 Có

3 Đấu giá quyền sử dụng đất ở tại đô thị

khu dân cư xóm Cầu Đất, xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ

3.295,5 Có

( Nguồn Phòng TNMT huyện Đồng Hỷ)

3.2.2 Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ

3.2.2.1 Đối tượng được tham gia đấu giá và không được tham gia đấu giá a) Đối tượng được tham gia đấu giá

Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người có đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu đất ở, có khả năng tài chính, chấp nhận thực hiện nghiêm túc toàn bộ nội dung của quy định này và tự nguyện làm đơn đấu giá đất ở theo mẫu do Hội đồng đấu giá phát hành (trong đó có nội dung cam kết sử dụng đất đai đúng mục đích, đúng quy hoạch sau khi trúng đấu giá) và được Hội đồng đấu giá chấp nhận

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai (gọi chung là người tham gia đấu giá), có nhu cầu sử dụngđất để thực hiện dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt

Hộ gia đình, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và các yêu cầu khác của Pháp luật liên quan

Một hộ gia đình chỉ được cử một thành viên tham gia đấu giá (UBND tỉnh Thái Nguyên, QĐ 33/2010 Ban hành quy chế đấu giá QSD đất )

b,Đối tượng không được tham gia đấu giá

Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản

Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật

Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c mục này

Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó (UBND tỉnh Thái Nguyên, QĐ 33/2010 Ban hành quy chế đấu giá QSD đất )

c, Giá khởi điểm, bước giá, tiền ký quỹ và lệ phí đấugiá

- Giá khởi điểm:

Giá khởi điểm được xác định theoquy định của pháp luật về đất đai trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá quyền sử dụngđất.

Giá khởi điểm được quy định theo đơn giá trên 1m2 chưa bao gồm lệ phí trước bạ và các lệ phí khác (nếu có)

Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá khởi điểm đối với các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi có báo cáo thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất một số dự án trên địa bàn huyện đồng hỷ ,tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)