- Vị trí địa lý, địa hình xã Cát Nê là một xã thuộc huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía nam của huyện và dựa lưng vào dãy Tam Đảo. Xã nằm cách Hồ Núi Cốc không xa. Tuyến tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Phổ Yên và Đại Từ đi qua địa bàn xã. Cát Nên giáp với xã Kỳ Phú của ở phía tây bắc
18
và tây; phía nam giáp với xã Quân Chu, phía đông nam giáp với thị trấn Quân Chu đều thuộc huyện Đại Từ. Cát Nê có ranh giới phía đông bắc với xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên. Ngoài ra, Cát Nê còn còn có một đoạn ranh giới qua dãy Tam Đảo với xã Đại Đình thuộc huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc, xã này là nơi khu danh thắng chùa Tây Thiên tọa lạc.
- Đất đai, khí hậu: Chủ yếu là đồi núi đan xen lẫn nhau. Có khí hậu khá mát mẻ .Nhiệt độ trung bình hằng năm 25- 28 độ C
- Đặc điểm về kinh tế: Người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng cây lâm nghiệp.
- Đặc điểm về xã hội: Năm 2011, xã Cát Nê có diện tích là 2.689,8 ha (26,9 km²) và dân số là 4.013 người, mật độ dân số đạt 149,2 người/km². Cát Nê bao gồm 17 xóm: Đình, Lò Mật, Đầu Cầu, Đồng Nghề, Nương Cao, Tân Phú. La Lang, Chùa Hàm, Thậm Thình 1, Thậm Thình 2, Đồng Mương, Đồng Gốc, La Vĩnh, Chung Nhang, Nương Dâu, Gò Chẩu, Nông Trường. Xã Cát Nê đã được Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh Thái Nguyên xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ 3.000 người (80%) trong xã. Với giá trị đầu tư gần 7 tỷ đồng.
2.2.2. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Dương Công Tuấn
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại Dương Công Tuấn
Trang trại được xây dựng từ năm 2014 và 2015 đi vào hoạt động với quy mô đầu tiên là 600 con lợn thịt/lứa. Ký kết hợp đồng chăn nuôi gia công cho công ty CP Việt Nam. Năm 2018 nâng quy mô lên 6 chuồng là 3.000 con/lứa.
19
Hình 2.1: Trích lục bản đồ trang trại Dương Công Tuấn
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020)
Quản lý Công nhân
Chủ trang trại
Công ty CP Việt Nam
Kỹ sư
20
Công ty CP Việt Nam: Ký hợp đồng với trang trại, có nhiệm vụ cung cấp hệ thống đầu vào như: con giống chất lượng cao, cám ăn, thuốc thú y, vaccine phòng dịch, cử kỹ sư về trang trại phụ trách mảng kỹ thuật phối hợp với trang trại tổ chức phòng dịch cho đàn lợn. Bên cạnh đó công ty cũng chịu trách nhiệm thu mua lợn của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng.
Chủ trang trại: Là người có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị, hỗ trợ kỹ sư trong việc quản lý sổ sách, quá trình nhập cám, nhập thuốc.
Kỹ sư: Có nhiệm vụ quản lý hoạt động về phòng, chống dịch bệnh cho lợn, lên lịch làm vaccine cho đàn lợn, tính toán lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày làm sao đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Công ty CP Việt Nam. Kiểm kê, theo dõi số lượng lợn thực tế với số lợn đã bị tiêu hủy do ốm chết, quản lý thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong chăn nuôi. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sức khỏe, số lượng lợn các chuồng, sản lượng cám tiêu thụ hàng tuần về Công ty.
Quản lý: Có trách nhiệm thay mặt, hỗ trợ chủ trang trại quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khi chủ trang trại đi vắng, hỗ trợ kỹ sư trong việc ghi chép quá trình tiêu thụ cám của đàn lợn trong tuần, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm.
Công nhân: Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn, có trách nhiệm dọn dẹp chuồng trại hàng ngày dưới sự chỉ dẫn của quản lý và kỹ sư, báo cáo cho kỹ sư, quản lý về tình trạng sức khỏe lợn hàng ngày, hỗ trợ kỹ sư trong mọi công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm của trang trại chăn nuôi.
2.2.2.3. Những thành tựu đã đạt được của trang trại Dương Công Tuấn
Trang trại Dương Công Tuấn được xây dựng năm 2014 và bắt đầu hoạt động năm 2015, từ đó đến nay trang trại có sự thay đổi quy mô chăn nuôi theo
21
hướng mở rộng. Giai đoạn 2015 - 2017, quy mô trang trại chỉ là 600 con/lứa nhưng từ 2018 đến nay, trang trại đã nuôi quy mô 6 dãy chuồng (mỗi dãy 600 con) với tổng số 3.600 con/lứa. Theo dự kiến, trang trại sẽ tiếp tục nâng quy mô lên 6.000 con trong những năm tới.
Bảng 2.1 Những thành tựu đã đạt được của trang trại trong 2 năm 2019-2020 Năm Loại vật nuôi Lứa Số con (con) Hao hụt/lứa (%) Thực tế (con) Đơn Giá (đồng/kg) Trọng Lượng TB (kg/con) Trọng Lượng xuất chuồng (kg) Doanh thu (1000đ) 2019 Lợn thịt 1 3.300 5,4 3.122 3.500 120 396.000 1.386.000 2 3.000 6 2.820 3.500 125 375.000 1.312.500 2020 Lợn thịt 1 3.600 2,5 3.510 3.900 115 414.000 1.614.600 2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2020)
Qua bảng 2.1 ta thấy về cơ cấu vật nuôi qua 2 năm có sự thay đổi đó là số con của năm 2019 là 6.300 con, Cụ thể:
+ Năm 2019, tổng số tấn lợn cung cấp cho công ty là 771.000 tấn, tổng doanh thu là 2.698.500.000 đồng.
+ Năm 2020, tổng số tấn lợn lứa 1 cung cấp cho công ty là 414.000 tấn, tổng doanh thu là 1.614.600.000 đồng.
2.2.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và cơ hội thách thức trong sản xuất tại trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Dương Công Tuấn
*Thuận lợi
- Được Công ty CP ký hợp đồng cung cấp con giống, thức ăn, thiết bị, dụng cụ, thuốc thú y và vắc xin phục vụ chăn nuôi. Trong quá trình nuôi, Công ty CP cử kỹ sư giám sát quy trình kỹ thuật nuôi, dịch bệnh. Toàn bộ heo thành phẩm được công ty bao tiêu, người nuôi được trả công từ 3.500 - 4.000 đồng/kg thịt hơi khi xuất chuồng. Đảm bảo đầu ra ổn định, người đầu tư lại
22
không chịu nhiều rủi ro. Người nuôi chỉ cần thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật do công ty hướng dẫn thì heo phát triển tốt, tốc độ tăng trọng nhanh, đem lại lợi nhuận cao.
* Khó khăn
-Khó khăn đầu tiên của trại là việc đào tạo công nhân. Vì chủ yếu công nhân của trại là người không có trình độ chuyên môn về chăm sóc chăn nuôi lợn. Nếu đào tạo một người có thể chăm lợn tốt thì phải mất khoảng thời gian là 6 tháng trở lên.
-Công nhân thường là người có gia đình, nếu nhà có việc hiếu hỉ hay ốm đau có thể xin nghỉ Từ 1 tuần tới 1 tháng và thậm trí nghỉ luôn. Sẽ gây thiếu hụt công nhân, không đảm bảo đủ người chăm sóc tốt cho lợn.
-Trại lớn, đông công nhân không thể đảm bảo quản lí giám sát từng người một. Trong lúc làm việc không có người giám sát kĩ, một số bộ phận không ý thức lơ là chểnh mảng trong công việc.
- Các vấn đề khó khăn về phòng dịch bệnh: với đặc trung khí hậu mưa nhiều độ ẩm cao nên nguy cơ mắc bệnh: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn, hội chứng bệnh tiêu chảy, hô hấp và sinh sản
-Các vấn đề khó khăn về xử lý môi trường: hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi chưa triệt để, một phần chất thải chưa xử lý kịp vẫn rò rỉ ra ngoài môi trường.
* Cơ hội
-Chính phủ có nhiều kế hoạch đầu tư, hỗ trợ chăn nuôi.
-Thịt heo là nguồn thực phẩm thường xuyên và phổ biến nên nhu cầu hàng năm ít thay đổi mà còn có khả năng tăng thêm do mức sống và nhu cầu dinh dưỡng của họ ngày càng cao. Theo viện chăn nuôi, tiêu dùng thịt heo chiếm 72% trên thị phần thịt các loại.
- Giá các loại thức ăn chăn nuôi, và giá thịt lợn có xu hướng bình ổn, điều này tạo điều kiện cho giá lợn con giống ổn định.
23
* Thách thức và rủi ro
-Phần lớn người chăn nuôi phải đối mặt với các rủi ro đặc thù trong sản xuất nông nghiệp bởi sự tác động của điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất và yếu tố thị trường.
-Thiên tai, dịch bệnh và những tác động tiêu cực của nó luôn là mối đe doạ đối với ngành chăn nuôi.
-Việc nuôi lợn theo phong trào còn rất phổ biến và dễ gặp nguy cơ về biến động giá cả bất lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của giá lợn thịt.
24
Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Kết quả học tập, trải nghiệm tại trang trại chăn nuôi Dương Công Tuấn
3.1.1.Nội dung, công việc thực hiện và kết quả đạt được tại trang trại
Hiện nay, các trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đã và đang được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian thực tập tại trang trại chăn nuôi Dương Công Tuấn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên em đã học tập, trải nghiệm và thực hiện các công việc thường ngày tại trại, cụ thể như:
a. Tìm hiểu quy trình phòng dịch và thức ăn cho lợn của trang trại
* Những công việc thực hiện
+ Tìm hiểu hệ thống phòng dịch bằng hệ thống sát trùng và vaccine. + Xác định các loại cám cho tường giai đoạn phát triển của lợn
* Kết quả đạt được
+ Xác định được quá trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng và quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại
+ Xác định được lịch trình làm vaccine phòng dịch của trang trại + Có thể nhận biết được lợn ốm bằng cách quan sát thông thường + Xác định được từng loại cám với từng giai đoạn phát triển của lợn
b. Tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang trại hàng ngày.
* Những công việc thực hiện
+ Kiểm tra chuồng trại + Vệ sinh chuồng trại + Cho lợn ăn
* Kết quả đạt được
25
+ Có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm, cẩn thận và chăm chỉ trong công việc chăn nuôi
c. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại
* Những công việc thực hiện
+ Tìm hiểu công tác xử lý nước, chất thải trước khi đưa ra môi trường + Tìm hiểu các loại hóa chất đưa vào xử lý chất thải chăn nuôi
* Kết quả đạt được
+ Xác định được quy trình xử lý môi trường của trang trại + Vẽ được hệ thống sơ đồ xử lý môi trường của trang trại
+ Hiểu được phần nào về các cách xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường tự nhiên
d. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại
* Những công việc thực hiện
+ Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công của trang trại
+ Điều tra chủ trang trại và kỹ sư về hệ thống đầu vào của trang trại
* Kết quả đạt được
+ Xác định được quy trình chăn nuôi gia công của trang trại + Xác định được các yếu tố đầu vào
e. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại
* Những công việc thực hiện
+ Điều tra chủ trang trại và kỹ sư về đầu ra
+ Tìm hiểu về chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công tại trang trại + Phân tích các kênh tiêu thụ của trang trại
* Kết quả đạt được
+ Xác định được sơ đồ chuỗi giá trị chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công
26
f. Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
* Những công việc thực hiện
+ Tìm hiểu các chi phí xây dựng cơ bản của trang trại
+ Tìm hiểu các chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
* Kết quả đạt được
+ Liệt kê đầy đủ các hạng mục công trình, các trang thiết bị mà trang trại đã đầu tư.
+ Hạch toán được chi phí xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị của trang trại
g. Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại
*Những công việc thực hiện
Điều tra chủ trang trại về tình hình vốn cho SXKD của trang trại.
* Kết quả đạt được
Xác định được tổng số vốntrang trại đầu tư. Vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay
h. Phân tích chi phí hàng năm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
* Những công việc thực hiện
Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của trang trại
* Kết quả đạt được
+ Xác định được chi phí của trang trại + Tính được hiệu quả kinh tế của trang trại
i. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của trang trại
* Những công việc thực hiện
+ Cùng với chủ trang trại thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu; về cơ hội và thách thức của trang trại hiện nay.
27
+ Phân tích được những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của trang trại => Định hướng giải pháp cho phát triển trang trại
3.1.2. Kết quả tìm hiểu chi tiết một số nội dung chính
3.1.2.1. Quy trình phòng dịch của trang trại * Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng
- Để phòng dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, ngoài kiểm soát nguồn giống lợn và thức ăn thì quy trình phòng dịch tại trang trại gồm:
+ Toàn bộ đường đi ở cổng trang trại vào bên trong trại được rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần.
+ Có xây dựng hố sát trùng tại cổng trang trại: Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần.
+ Máy sát trùng ở cổng trại: Máy sát trùng phải hoạt động tốt, pep phun tơi đều. Bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400. Các phương tiện vào trang trại đều phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 30 phút sau đó mới được vào trại.
+ Nhà sát trùng: Tất cả mọi người trước khi vào khu vực chăn nuôi đều phải qua nhà sát trùng thay quần áo, sát trùng toàn bộ người. Khoang sát trùng có đường hình ziczac, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun, pep phun tơi đều áp lực mạnh công suất 750w. Nước sát trùng pha với nồng độ 1/3.200. Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, không mầm bệnh.
- Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ có ván kê, nền kho yêu cầu khô, thông thoáng tránh ẩm mốc và phun sát trùng định kỳ.
- Kho thuốc thuốc thú y được vệ sinh sạch sẽ, thuốc được sắp xếp gọn gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng phải giữ lại vỏ để trả về công ty.
- Bể nước uống cho lợn yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
28
Bể nước uống phải đảm bảo độ cao từ 3 - 5m đảm bảo áp xuất đến từng núm uống trong chuồng nuôi. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kì khử chlorin, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3.200.
- Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng với tỷ lệ 1/400. Hành lang chuồng nuôi được quét vôi nước định kì tuần một lần.
Ngoài ra, tất cả hệ thống từ cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư, kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát, hệ thống hành lang đuổi lợn và cầu cân được phun sát trùng định kỳ một tuần ba lần.