Quản lý tài chính, lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông dương công tuấn tại xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

* Về tài chính

Để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi ích trên chi phí đầu tư, chủ trang trại chăn nuôi cần có cái nhìn đầy đủ hơn về các khía cạnh của quản lý tài chính và đầu tư:

+ Thứ nhất, có kế hoạch quản lý đồng tiền phù hợp với kế hoạch chu chuyển đàn, tránh tình trạng “khi cần đầu tư thì tiền đã tiêu hết”

+ Thứ hai, cần quan tâm quản lý cả chi phí nổi và chi phí ẩn để tính toán tối đa hóa hiệu quả tài chính – đầu tư.

42

+ Thứ ba, cần xem xét cả lợi ích bên ngoài, trước mắt và lợi ích bên trong, dài hạn khi xem xét quyết định chọn giải pháp nào để tối ưu hóa lợi ích đầu tư.

+ Thứ tư, khi quyết định đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi, bên cạnh việc xem xét các yếu tố về xây dựng, nhân sự, sản xuất, bán hàng và các khía cạnh phi tài chính khác như dịch bệnh, pháp luật.v.v. chủ trang trại cần lập kế hoạch tài chính và phân tích các rủi ro tài chính có thể xảy ra với các kịch bản khi thị trường bình thường, thị trường xấu và thị trường rất xấu để đánh giá tính khả thi của dự án và kèm theo các phương án dự phòng.

* Về lao động

Nhận thức sâu sắc rằng công nhân là người đóng góp quan trọng đến thành tích sản xuất của trại chăn nuôi, hầu hết các chủ trang trại cả tư nhân hay doanh nghiệp đều chăm lo khá chu đáo cho công nhân từ sắp xếp chỗ ở, cơm nước tươm tất, lương thưởng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, tình trạng công nhân trang trại chăn nuôi bỏ việc đang là vấn đề làm đau đầu không ít cấp quản lý và chủ trang trại hiện nay.

Trước tiên, về khía cạnh tâm lý, khi tuyển dụng công nhân làm việc trong điều kiện làm việc “nội bất xuất – ngoại bất nhập” như trang trại chăn nuôi, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng chuyên môn, chủ trại cần chủ động kiểm tra trạng thái tâm lý của công nhân để chọn người thuộc dạng hướng nội, sẽ phù hợp hơn cho điều kiện trại chăn nuôi.

Thứ hai, xây dựng các cơ sở hạ tầng chăm sóc đời sống tinh thần cho công nhân sau giờ làm việc như khu sinh hoạt thể dục thể thao, văn nghệ… phần nào giải tỏa stress căng thẳng cho công nhân.

Thứ ba, chủ trại hoặc cấp quản lý cần chủ động hoạch định sẵn các chương trình, các sự kiện giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ hay du lịch định kỳ nhằm xả stress và giải tỏa tâm lý ức chế của công nhân do quanh năm chỉ tiếp xúc với lợn, mà không được giao tiếp với cộng đồng bên ngoài.

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông dương công tuấn tại xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)