Giải pháp cụ thể đối với trang trại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông dương công tuấn tại xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 51)

phải thực hiện một số giải pháp sau nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn và làm tăng lợi nhuận của trang trại.

- Nhà nước cần có chính sách tăng thêm nguồn vốn cho vay trung và dài hạn với mức cho vay lớn hơn để đáp ứng nhu cầu về vốn của trang trại.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trang trại có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

- Các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực.

- Khuyến khích chủ trang trại tự huy động các nguồn vốn trong gia đình, bạn bè, người thân để đầu tư phát triển từ nguồn nội lực.

- Cần tăng cường các hoạt động tập huấn kỹ năng quản lý và kỹ thuật chăn nuôi cho chủ trang trại.

- Cần có chính sách nâng mức giá chăn nuôi gia công để tăng lợi nhuận cho trang trại.

- Cần chủ động làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

3.4.2. Giải pháp cụ thể đối với trang trại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh động sản xuất kinh doanh

- Trang trại cần chủ động tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu trong sản xuất chăn nuôi.

- Trang trại nên liên kết với các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất để tăng nguồn vốn đầu tư, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chủ động phòng tránh dịch một cách kịp thời đúng lúc để giảm tỷ lệ lợn bị bệnh và tỷ lệ lợn chết.

44

- Cần chủ động giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, khi có vấn đề cần xử lý ngay, xây dựng các khu xử lý chất thải phù hợp với quy mô chăn nuôi của trang trại.

-Đào tạo được công nhân kĩ năng chăm sóc lợn để có thể đào tạo được cả công nhân khác và chăm sóc tốt nhất cho vật nuôi.

-Có thưởng phạt rõ ràng với công nhân để họ có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

-Quản lí sát xao công nhân vì họ là người trực tiếp chăm sóc vật nuôi. -Hoạt động chăn nuôi lợn chứa đựngnhiềurủiro về dịch bệnh, cần tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả.

45

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Thông qua việc tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại trang trại Dương Công Tuấn, khóa luận đưa ra một số kết luận như sau:

Nguồn lao động của trang trại không ổn định, thiếu trình độ chuyên môn Trang trại quy hoạch và sử dụng đất còn chưa hợp lý, diện tích đất bỏ trống còn nhiều, cần xây dựng kế hoạch sử dụng để tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nguồn vốn của trang trại tính đến thời điểm hiện tại là rất lớn 12 tỷ đồng, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng chuống trại, nhà ở, nhà kho, các công trình phục và các thiết bị vụ chăn nuôi.

Công tác phòng dịch của trang trại được chú trọng thông qua công tác phùn phòng dịch, tiêm vắc xin cho đàn lợn, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh mối trường

Hoạt động chăn nuôi lợn thịt tại trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu hàng năm đạt gần 3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 1 tỷ đồng, giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động của địa phương.

Tình hình chăn nuôi hiện nay của trang trại có điều kiện phát triển khá thuận lợi cả về nội lực bên trong và môi trường kinh doanh bên ngoài về điều kiện tự nhiên,cơ sở vật chất, đầu tư chuồng trại kiên cố, được nhiều chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương.

4.2. Kiến nghị

Đối với Nhà nước và địa phương

-Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho kinh tế phát triển Nhà nước và điạ phương cần thực hiện các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển. Các chính sách giao đất lâu dài cho trang trại yên tâm sản xuất và hơn nữa là chính sách hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi.

-Cung cấp thông tin kịp thời về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động sản xuất và nắm bắt được thị trường. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn

46

định cho sản phẩm. Đẩy mạnh đầu tư để tăng giá trị hàng hóa nâng cao thu nhập cho trang trại. Đặc biệt là có hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

-Tổ chức tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức quản trại kinh doanh và các hướng dẫn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh.

-Nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng và đường giao thông đi lại còn chưa hoàn thiện để tạo môi trường tốt cho trại làm ăn và phát triển.

Đối với Công ty

-Đảm bảo thời điểm cấp giống cho trại lợn con có sức khỏe tốt nhất không bệnh tật để lợn có nền tảng và phát triển tốt nhất sau này.

-Kĩ sư cho trại có trình độ chuyên môn cao về chăm sóc lợn để nắm bắt được lợn bệnh và lợn ốm kịp thời chưa trị.

-Cung cấp thông tin về các loại bệnh dịch và thuốc phòng chống kịp thời. -Thường xuyên kiểm tra đề phòng sai sót của trại và công nhân tránh hậu quả không đang có.

-Giải ngân nhanh chóng cho chủ trại sau mỗi lứa lợn để chủ trại trả lương công nhân và đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho quá trình chăn nuôi.

Đối với chủ trang trại chăn nuôi

-Thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật.

-Tích cực học hỏi nâng cao kiến thức quản lí, thông tin thị trường và ứng dụng công nghệ mới …để lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với trang trại đạt kết quả cao.

-Tích cực tham gia các tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản xuất, liên kết với nhau để tìm kiếm thị trường và nắm bắt thị trường.

-Xác định đúng đắn hướng đi để phát triển trang trại của mình, xác định đúng phương thức kinh doanh phù hợp, tránh chưa tìm hiểu kĩ đã vội vã thực hiện, nếu không phù hợp sẽ mất thời gian sửa chữa làm lại và gây thiệt hại về kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tiếng Việt

1 Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Hà Nội

2 Bộ NN và PTNT (2015), Tờ trình về chính sách khuyến khích phát triển trang trại năm 2015, Hà Nội

3 Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ bản của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

4 Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang trại

5 Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội

6 Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội 7 Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách

tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội

8 UBND Xã Cát Nê(2019), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2019 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2020, Cát Nê

II Các tài liệu tham khảo từ Internet

9.http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/44/43578/bac-giang-lon- sach-tan-yen-den-voi-nguoi-tieu-dung 10. http://www.vacvina.org.vn/xem-tin-tuc/phat-trien kinh-te-trang-trai.html 11.http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/kinh-te/quan-tri-doanh- nghiep/phan-tich-cac-khai-niem-to-chuc-san-xuat-to-chuc-quan-ly-va- su-the-hien-trong-thuc-te-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep.html

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRANG TRẠI DƯƠNG CÔNG TUẤN

Khu vực chuồng nuôi lợn

Phun phòng dịch quanh khu vực chuồng nuôi

Lợn được đưa đến khu vực cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông dương công tuấn tại xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 51)