Giới thiệu khái quát về huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2017 2019 (Trang 42 - 45)

3.1.1.1. Vị trắ địa lý

Nghĩa Hưng là huyện ven biển, có toạđộ địa lý từ 190055Ỗ đến 2000

19Ỗ20ỖỖ vĩđộ Bắc và từ 1060 04Ỗ đến 106011Ỗ kinh độĐông. Phắa Bắc giáp với huyện Nam Trực và huyện Ý Yên. Phắa Đông Bắc giáp huyện Hải Hậu và Huyện Trực Ninh.

Phắa Tây giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Phắa Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

Với vị trắ nằm giáp sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, đất đai Nghĩa Hưng chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi lắng tạo thành. Nghĩa Hưng có 3 mặt giáp sông và một mặt giáp biển tạo cho huyện có thế lợi về đường thuỷ, phát triển kinh tế biển. Trên địa bàn huyện, có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua, đường 490C chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam là trục giao thông chắnh của huyện, đường 486B cắt ngang huyện tạo ra các thị tứ, trung tâm dịch vụ thương mại giữa huyện Nghĩa Hưng với huyện Hải Hậu và huyện Ý Yên.

Với vị trắ địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Nghĩa Hưng phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Hình 3.1. Sơđồ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (UBND huyện Nghĩa Hưng, 2019)

3.1.1.2. Địa hình

Nghĩa Hưng nằm trải dài theo trục Bắc Nam, bề ngang hẹp (chỗ rộng nhất 11km, chỗ hẹp nhất chưa đến 1km). Địa hình bằng phẳng, ba mặt Bắc, Tây, Đông được bao bọc bởi ba con sông (sông Đào, sông Ninh Cơ, sông

Đáy), mỗi năm tiến ra biển 50 -100 m đất.

3.1.1.3. Khắ hậu

Nghĩa Hưng mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khắ hậu vùng Đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24oC.

Nhìn chung khắ hậu Nghĩa Hưng rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.

- Hệ thống sông ngòi: Nghĩa Hưng có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ lưới sông vào khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Chế độ nước của hệ sống sông ngòi chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn.

Đánh giá chung: Đặc điểm khắ hậu, thuỷ văn của Nghĩa Hưng tương đối thuận lợi cho sử dụng đất đai vào mục đắch sản xuất nông nghiệp, có thể

chuyển đổi cơ cấu được nhiều mùa vụ, nhiều hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, chúng cũng biểu lộ nhiều yếu tố làm hạn chế đến khả năng thắch nghi của đất

đai khi đưa vào sản xuất các cây trồng, vật nuôi.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn Quốc tế

(FAO-UNESCO) đất Nghĩa Hưng bao gồm các nhóm đất như sau:

- Nhóm đất cát (Arenosols): có diện tắch 1226 ha, chiếm 20,8% tổng diện tắch tự nhiên toàn huyện và chiếm 10 % diện tắch điều tra , phân bố

thành các dải hẹp chạy dọc bờ biển từ Nghĩa Thắng đến Nghĩa Phúc và vùng cồn ngoài bãi triều.

- Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols): có diện tắch 4.095 ha, chiếm 20% tổng diện tắch của Huyện chiếm 20 % diện tắch điều tra, phân bố ở vùng bãi triều , dọc phắa nam TT Rạng Đông, vùng vên cửa sông Đáy Nam Điền, Nghĩa Hải) và Sông Ninh (Nghĩa Bình, Nghĩa Tân) ...

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): có diện tắch 13.729 ha, chiếm 50% diện tắch tự nhiên, chiếm 80 % diện tắch điều tra được phân bốở hầu hết các xã, thị

trấn trong huyện. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm. Đất phù sa có hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá. (UBND huyện Nghĩa Hưng, 2019)

- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mương máng và nguồn nước mưa cung cấp.

Nguồn nước sông: Nghĩa Hưng có hệ thống sông Ninh Cơ, sông Đáy và sông Đào, bao quanh địa phận huyện, do vậy nguồn nước tưới rất phong phú, có thể lấy nước bằng tự chảy là chủ yếu. Tuy nhiên mùa khô do nước mặn lấn sâu nên việc lấy nước khó khăn, mùa mưa thường có lũ.

c. Tài nguyên rừng

Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng. Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng đã được UNESCO đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết von lớn (trên 30%); các bãi cát sỏi ở dọc sông Ninh Cơ, có thể phục vụ việc khai thác tận thu, tuy nhiên cần phòng chống sạt lở đất khi mưa lũ.

e. Tài nguyên nhân văn

Nghĩa Hưng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Tuy là vùng đất rất trẻ, nhưng có nhiều làng nghề truyền thống như ở Nghĩa Châu, Nghĩa Trung, Nghĩa Sơn...

Về du lịch, Nghĩa Hưng có khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Rạng

Đông, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, đình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh), đền chùa Hạ Kỳ (xã Nghĩa Thịnh), đền thờ Phạm Văn Nghị (xã Nghĩa Lâm), đền thờ Doãn Khuê (xã Nghĩa Thành)Ầ (UBND huyện Nghĩa Hưng, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2017 2019 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)