Nhược điểm của thảo dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 32 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn

1.4.4. Nhược điểm của thảo dược

Thảo dược cũng có một số hạn chế như khó tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng, khó kiểm soát các thành phần trong cây cỏ, đồng thời hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thu hái, bảo quản, chế biến thảo dược.Nhìn chung, đa số các loại thảo dược rất an toàn khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, một số loại thảo dược chỉ an toàn với liều nhất định, nếu quá liều sẽ gây độc cho gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.

Khác với kháng sinh có tác động nhanh và thời gian ngắn, thảo dược có tác động chậm và lâu dài, do đó thảo dược thường không dùng cho các trường hợp bệnh

cấp tính thể nặng mà dùng trong các trường hợp bệnh cấp tính nhẹ, mãn tính, phòng bệnh hoặc kích thích sinh trưởng.

1.4.4.1. Sự tương tác của các loại thảo dược

Hiệu quả sử dụng thảo dược phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sử dụng các bộ phận khác nhau của cây, giống cây, tuổi của cây, liều dùng, phương pháp chiết xuất, thời gian thu hoạch và sự tương hỗ cũng như tỷ lệ phối trộn khi phối hợp với các loại thảo dược khác. Vì thế khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho gà các loại thảo dược khác nhau thì kết quả đạt được về tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, khả năng thu nhận thức ăn cũng khác nhau (Yang và ctv, 2009[59]). Thêm vào đó, hiệu lực của thảo dược còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tình trạng dinh dưỡng, tình hình bệnh tật, thành phần của khẩu phần cơ sở và điều kiện môi trường ảnh hưởng đến vật nuôi.

Sự phối hợp nhiều loại thảo dược với nhiều thành phần hoạt chất khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn một thảo dược đơn lẽ chỉ tác dụng vào một bệnh chỉ định. Có rất nhiều thí nghiệm chứng minh rằng không có sự tương tác trái ngược nhau khi sử dụng phối hợp các chế phẩm thảo dược với nhau hay giữa thảo dược với các chất bổ sung có tác dụng kích thích sinh trưởng như acid hữu cơ, kháng sinh hay probiotic... (Windisch và ctv, 2007[61]) đã báo cáo rằng không có tác dụng đối kháng của tỏi và cỏ xạ hương với enzymes dùng cho gà thịt. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho biết thảo dược có tương tác âm với thức ăn bổ sung có protein do có chứa chất làm se niêm mạc ruột vì vậy nó làm biến chất một phần protein.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)