Kết quả tổng hợp 3 đợt điều trị HCHH trên gà thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn

3.2.2. Kết quả tổng hợp 3 đợt điều trị HCHH trên gà thịt

Để dễ đánh giá so sánh giữa 3 đợt điều trị trên gà thịt, kết quả tổng hợp thể hiện trên bảng 3.6 và biểu diễn trên đồ thị 3.1.

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả điều trị trên gà thịt Chỉ tiêu Kháng sinh (KS) CP3.1 (4g/lít) CP3.2 (6g/lit) CP4.1 (4,2g/lít) CP4.2 (6,3g/lít) CP5.1 (6,4g/lít) CP5.2 (9,6g/lít) % bệnh sau 7 ng. 49 40 45 49 45 30 38 % chết sau 7 ng. 31 10,2 13,6 13,6 31 13,6 13,6 % loại 16,4 42,0 32,4 32,9 18,0 14,8 19,4 % khỏi bệnh 50,4 45,4 51,4 50,9 52,8 72,7 64,4 TAAV (g/ngày) 66,9 69,2 63,5 63,2 63,4 71,3 66,7 Tăng KL 145,2 182,8 142,6 159,1 151,5 125,5 186,2 Số liệu thu được trên bảng 3.6 cho thấy gà được điều trị bằng kháng sinh sau khi kết thúc liều trình điều trị còn biểu hiện bệnh 49%, tương đương gà điều trị bằng CP4 liều trung bình (lô 4.1). Gà còn biểu hiện bệnh thấp là lô điều trị bằng CP5 (30% và 38%). Tỷ lệ chết cao ở gà điều trị bằng kháng sinh và gà điều trị bằng CP4 liều cao (lô CP4.2) là 31%, tỷ lệ chết thấp ở các lô CP còn lại. Gà các lô điều trị bằng kháng sinh và CP 3.1; CP3.2; CP4.1 có tỷ lệ gà chết không cao, nhưng gà loại sau điều trị lại cao nhất (32,0- 42,0%). Tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất ở lô dùng CP5 (64,4-72,7%), các lô gà dùng CP còn lại và dùng kháng sinh có tỷ lệ khỏi bệnh tương đương nhau (45-51%). Lượng thức ăn ăn vào và mức tăng khối lượng bình quân trong thời gian điều trị giữa các lô gà là không sai khác nhiều. Tuy vậy so với gà bình thường (không mắc HCHH ) thì lượng ăn vào thấp hơn 30-35% và tăng khối lượng thấp hơn 25-30% (Nguyễn Đức Hưng, 2014; Nguyễn Đức Hưng và ctv, 2015[22][23]). Kết quả này cho thấy gà khi đã mắc HCHH nếu được điều trị khỏi cũng đã giảm sức sản xuất đáng kể và khó có thể hồi phục hoàn toàn, vì vậy chủ động phòng bệnh để bệnh không sảy ra vẫn là biện pháp cho hiệu quả hơn cả.

Sử dụng thảo dược có nhiều tác dụng có lợi hơn khi dùng kháng sinh. Thảo dược có khả năng kích thích sinh trưởng nâng cao năng suất như khi dùng acid hữu cơ hay các chế phẩm trợ sinh (probiotic). Thảo dược được xem là chất kích thích sinh trưởng không kháng sinh dùng cho gia súc gia cầm. Dùng thảo dược cho gà thịt, gà giống và đặt biệt gà đẻ trứng thương phẩm rất tốt, sử dụng với thời gian dài mà không sợ bị tồn dư trong sản phẩm (Windisch và ctv, 2007[61]; Hashemi và ctv, 2010[53]).

Thảo dược đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng vệ gia súc gia cầm bằng cách cải thiện điều kiện sinh lý của ruột và tăng cường chức năng miễn dịch do đó kiểm soát được mầm bệnh. Hệ vi sinh vật gây bệnh ở đường ruột ít sẽ làm tăng khả năng loại trừ các nhiễm trùng và giảm sự sản sinh độc tố gây giảm trọng lượng và giảm hấp thu chất dinh dưỡng trong đường ruột vật nuôi (Hashemi và ctv, 2010[53]). Điều này đặc biệt quan trọng đối với heo con sau cai sữa và gà mới nở. Bởi vì hệ đường ruột khỏe, con vật sẽ ít bị nhiễm độc tố do vi khuẩn tiết ra, khả năng phòng bệnh cao, kết quả là khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt con vật sẽ sinh trưởng phát triển tối đa như tiềm năng vốn có của con vật. Hiệu quả của các chế phẩm thảo dược tương đương và cao hơn điều trị bằng kháng sinh trong thí nghiệm cũng có thể lý giải bằng các giả thiết mà nhiều tác giả đã nêu trên. Mặt khác cũng cho phép dùng thảo dược thay thế một phần kháng sinh không chỉ trong phòng bệnh mà cả trong điều trị là có cơ sở khoa học và có thể thực hiện được.

Diễn biến HCHH và tỷ lệ gà chết do HCHH trong quá trỉnh điều trị ở gà thịt biểu diễn trên đồ thị 3.1.

Đồ thị 3.1. Diễn biến gà bệnh HCHH (%) sau các ngày điều trị

Qua đồ thị 3.1 cho thấy gà mắc HCHH được điều trị bằng kháng sinh cho tiến triển tốt và giảm bệnh nhanh. Sau 3 ngày điều trị, gà có biểu hiện bệnh từ 100% xuống còn 71%, trong khi điều trị bằng CP thảo dược bệnh còn từ 79 - 90%. Tuy nhiên sau 5 ngày điều trị thì gà được điều trị bằng CP thảo dược và kháng sinh còn tỷ lệ bệnh

tương đương nhau, thậm chí gà dùng CP5 biểu hiện bệnh còn thấp hơn cả điều trị bằng kháng sinh (40-49% so với 60-62%).

Điều này phù hợp với các nhận định đã có trước đây là kháng sinh có tác dụng nhanh trong điều trị còn các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược tuy tác dụng chậm nhưng lâu dài và có độ an toàn cao (Clayton và ctv (1999)[42], Borris và ctv (1996)[41], Windisch và ctv (2007)[61], Hashemi và ctv (2008)[52])

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)