Đặc điểm của Dâu Tằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 35 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn

1.5.3. Đặc điểm của Dâu Tằm

- Tên tiếng Việt: Dâu tằm

- Tên khác: Tang, Dâu cang, Dâu ta - Tên khoa học: Morus alba L.,

- Tên nước ngoài: White mulberry (Anh) - Họ Dâu tằm (Moraceae).

- Cây Dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, còn vùng ôn đới thì mọc vào mùa hè. Là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây. Nhiệt độ thích hợp 25-32°C còn trên 40°C hoặc dưới 12°C hạn chế sinh trưởng. Là cây ưa ánh sáng, phân bố rộng rãi ở Việt Nam.

- Lá Dâu chứa Flavonoid và những hợp chất polyphenol khác là những nhóm hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Chín flavonoid được phân lập từ lá cây dâu tằm và hai trong số đó là quercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl- (1→6)-β-D-glucopyranoside và quercetin có khả năng chống oxy hóa. Các flavonoid moralbanone, kuwanon S, mulberroside C, cyclomorusin, eudraflavone B hydroperoxide, oxydihydromorusin, leachianone G và α-acetyl-amyrin được phân lập từ vỏ rễ cây dâu tằm có khả năng kháng vi rút Herpes simplex 1. Cao methanol từ nhánh con của cây dâu tằm có khả năng ức chế quá trình peroxide hóa lipid ở chuột và một số hợp chất chống oxy hóa cũng đã được phân lập, công thức của chúng được xác định là 6-geranylapigenin, 6-geranylnorartocarpetin, quercetin thông qua các phương

pháp hóa lý và quang phổ. Nghiên cứu mới về lá cây dâu tằm đã chứng minh khả năng chống loét niêm mạc dạ dày từ cao ethanol thử nghiệm trên chuột thể hiện ở việc giảm sự tổn hại niêm mạc dạ dày và chứng phù. Ờ Trung Quốc, người ta dùng lá dâu làm thuốc giảm sốt trong bệnh cảm lạnh. Ờ Ấn Độ, lá dâu được dùng làm thuốc ra mồ hôi và làm dịu. Nước sắc lá dùng súc miệng trị sưng họng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)