CÁC KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 37 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn

1.6. CÁC KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THẢO

THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG HCHH TRÊN GÀ TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Tại Thừa Thiên Huế những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về gà thịt và sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng HCHH trên gà thịt và gà đẻ tiêu biểu là:

+ Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hưng (2014)[22] về khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà ri lai nuôi thịt 8-13 tuần tuổi ở Thừa Thiên Huế [9].

-Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của ba nhóm gà lai của cơ sở Cao Khanh- CK (Bình Định), CP (Lương Mỹ, Hà Nộị), Japfacomfeed-JA (Long An), nuôi trong nông hộ tại Thừa Thiên Huế.

-Kết quả thu được: Gà có tỷ lệ nuôi sống cao (94,5-98,8%); khối lượng gà lúc 10 và 13 tuần tuổi đạt cao, tương ứng: 1427-1467g/con (gà trống), 1215-1299g/con (gà mái) và 1634- 1805g/con (gà trống) và 1401-1455g/con (gà mái), nhưng chi phí thức ăn cho 1kg khối lượng tăng là tương đối cao ở gà CK, CP, JA tương ứng là 5,64-5,71; 4,16-4,80; 4,14- 5,56 kg. Chỉ số sản xuất (PN) cao nhất ở gà JA (81,45), tiếp đến gà CP và CK (71,64 và 67,34) và có sự sai khác giữa gà trống và gà mái. Với giá thức ăn, con giống và giá bán gà như hiện nay thì người chăn nuôi thu lời không đáng kể. Cần

có chế độ nuôi dưỡng riêng gà trống mái và nghiên cứu thêm các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của việc kéo dài thời gian nuôi gà thịt đến 13 tuần tuổi, thậm chí là 100 ngày tuổi như các khuyến cáo hiện nay.

+ Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của gà CP (chi nhánh Xuân Mai, Hà Nội) nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế của tác giả Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Đức Hưng [02].

-Nội dung nghiên cứu: đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của giống gà CP nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế ở giai đoạn 0-12 tuẩn tuổi. Các chỉ tiêu sản xuất của gà CP đã được khảo sát gồm: tỷ lệ sống, khối lượng gà theo tuần tuổi, tốc độ sinh trưởng, chi phí thức ăn và hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi.

-Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng gà CP nuôi tại Thừa Thiên Huế có tỷ lệ sống cao (89,9-91,85%), khối lượng trung bình ở gà mái là 1,36-1,44kg và gà trống là 1,57- 1,60kg, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt được trong quá trình nuôi gà thịt ở quy mô nông hộ là khá ổn định. Nếu chọn thời gian nuôi thích hợp, khi giá giống thấp, giá bán thịt cao thì hiệu quả kinh tế có thể cao hơn 2,4 lần so với điều kiện bình thường. Vì thế, giống gà lai này nên được phổ biến nuôi tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung.

+ Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai (1/4 Lương Phượng x 3/4 Ri) nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế của tác giả Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Đức Hưng [04].

-Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của nhóm gà Ri lai nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như tỉ lệ nuôi sống, khối lượng của gà, tốc độ sinh trưởng, chi phí thức ăn và chỉ số sản xuất của gà. Gà được nuôi từ lúc 1 ngày tuổi cho đến khi xuất bán (13 tuần tuổi) ở ba hộ nông dân với quy mô tương ứng 1000, 1500 và 1800 gà con. Các chỉ tiêu nghiên cứu được khảo sát theo nhóm nhưng không tách trống, mái.

-Kết quả nghiên cứu cho thấy: gà có tỉ lệ nuôi sống không cao, đạt 82,11- 89,13 % lúc 10 tuần tuổi và 74,4-87,8% lúc 13 tuần tuổi; khối lượng gà lúc 10 và 13 tuần tuổi đạt tương ứng: 1150-1210g/con và 1500-1600g/con; chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng tương đối thấp, tương ứng 2380-2630g và 2910-2980g. Nên xuất bán gà sau khi nuôi được 11-12 tuần tuổi do chỉ số sản xuất cao nhất ở gà 10 tuần tuổi (51,24-66,88), ổn định ở tuần tuổi thứ 11 và 12, thấp nhất ở 13 tuần tuổi (43,14-53,48) và không có sự sai khác ở gà cùng tuần tuổi giữa ba hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để khuyến áo cho nông dân nhằm phổ biến giống gà Ri lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung.

+ Sử dụng các công thức thức ăn hỗn hợp của công ty GREENFEED (nhà máy Bình Định) sản xuất cho gà Ri lai 168GF nuôi tại Quảng Trị của tác giả Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Đức Hưng (2014) [05].

-Nội dung nghiên cứu: thực nghiệm về công thức TAHH do công ty GreenFeed đưa ra tiến hành trên nhóm gà lai 168GF từ 1 ngày tuổi đến 10 tuần tuổi nuôi tại Quảng Trị. 1000 gà con 1 ngày tuổi được chia thành 3 lô và nuôi bằng công thức TAHH Broiler Starter 1112 (I) cho đến 4 tuần tuổi. Sau 4 tuần tuổi, gà được chia thành 2 nhóm, và nuôi bởi 2 công thức TAHH khác nhau là (II)Broiler Grower 1124 (TA 1124) và (III) Native Broiler Finisher 1324 (TA1324). Mỗi nghiêm thức được chia làm 3 lô (nhắc lại 3 lần) với số lượng gà trong mỗi lô là 157 con.

-Kết quả nghiên cứu cho thấy: gà có tỉ lệ nuôi sống cao, từ 1-4 tuần tuổi là 94,3%, 5-10 tuần tuổi là 98,9% (TA 1124- Nghiệm thức II) và 99,3% (TA 1324- Nghiệm thức III). Khối lượng gà lúc 4 tuần tuổi là 290g/con (TA1112- Nghiệm thức I); lúc 10 tuần tuổi là 1135g (TA 1124- Nghiệm thức II) và 1105g (TA 1324- Nghiệm thức III). Lượng thức ăn/ ngày tương ứng với 3 nghiệm thức I, II, III là 30,95, 55,71, 57,21 g. Chi phí thức ăn cho 1kg khối lượng tăng, tương ứng là 2,29, 2,76, 2,94 kg. Công thức TAHH ảnh hưởng không rõ rệt đến tỉ lệ thân thịt, nhưng TA 1124 (II) cho chỉ số sản xuất (PN) cao hơn TA 1324 (III), tương ứng là 73,34 so với 66,34. Như vậy, công thức TA1124 nên được khuyến cáo sử dụng trong chăn nuôi gà thịt nuôi từ tháng 2 đến tháng 5 (trong vụ xuân – hè).

+ Tác động của chế phẩm thảo dược CP4 đến sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi gà lai nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế của tác giả Nguyễn Đức Hưng, Lã Văn Kính, Nguyễn Đức Chung [06].

-Nội dung nghiên cứu: chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP4 với thành phần Xạ Can 42,76%, dâu tằm 25,24%, bọ mắm 32,0% được bào chế dưới dạng bột mịn do Phân viện Chăn nuôi Nam Trung Bộ cung cấp được trộn vào thức ăn cơ sở nuôi gà thịt từ 1-9 tuần tuổi. Tổng số 300 con gà (1 ngày tuổi) được chia ngẫu nhiên thành 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 60con (20con/lô, lặp lại 3 lần). Đối chứng DC.0 nuôi bằng thức ăn cơ sở (không KS, không chế phẩm), đối chứng DC.1 (thức ăn cơ sở+ KS dung như hiện hành, không chế phẩm), các nghiệm thức còn lại dung thức ăn cơ sở+ CP4 với 3 liều khác nhau: CP4.1, CP4.2, CP4.3 tương ứng là 105g, 210g,315g/100kg thức ăn.

-Kết quả nghiên cứu cho thấy: các chế phẩm có tác dụng tốt, làm giảm hội chứng hô hấp và tỉ lệ gà chết như lô DC.1 và tốt hơn gà lô DC.0. Tốc độ sinh trưởng và khối lượng gà cuối kì đạt cao hơn DC.0 là 3,7-7,2% (lúc 5 tuần tuổi) và 3,05-3,48% (lúc 9 tuần tuổi), đạt cao hơn gà lô DC.1 là 1,94-5,4% (lúc 5 tuần tuổi) và 0,89-1,32% (lúc 9 tuần tuổi). Chỉ số sản xuất cao nhất ở lô CP4.3, thấp nhất ở lô CP4.1 và đều hơn DC.0 và DC.1. Đề nghị cho phép sử dụng chế phẩm CP4 trộn vào thức ăn nuôi gà thịt với các liều đã dùng.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP5 đến sức sản xuất thịt và trứng của gà nuôi tại Thừa Thiên Huế của các tác giả Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đức Chung, Lã Văn Kính, Phạm Ngọc Trung [03].

-Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP5 với thành phần: Xạ Can 57,8%, Viễn Chí 8,1%, Bọ mắm 34,1% được bào chế dưới dạng bột mịn do Phân viện chăn nuôi Nam Bộ cung cấp được trộn vào thức ăn cơ sở nuôi gà thịt từ 1 ngày đến 9 tuần tuổi. Tổng số 300 con gà 1 ngày tuổi được chia ngẫu nhiên thành 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 60 gà chia 3 lô (lặp lại 3 lần) và 180 con gà đẻ trứng từ 22 đến 33 tuần đẻ, chia ngẫu nhiên thành 5 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 36 gà (3 gà/ô, lặp lại 12 lần). Đối chứng DC.0 nuôi bằng thức ăn cơ sở (không kháng sinh, không chế phẩm), đối chứng DC.1 (thức ăn cơ sở + kháng sinh dùng như hiện hành, không chế phẩm), các nghiệm thức còn lại dùng thức ăn cơ sở + CP5 với 3 liều khác nhau: CP5.1; CP5.2; CP5.3 tương ứng là 160g; 320g; 480g /100 kg thức ăn. Liều dùng này như nhau cho cả gà thịt và gà đẻ.

-Kết quả cho thấy các chế phẩm có ảnh hưởng tốt, làm giảm hội chứng hô hấp và tỷ lệ gà chết như gà lô DC.1 và tốt hơn lô gà DC.0. Tốc độ sinh trưởng và khối lượng gà cuối kỳ, chỉ số sản xuất cao nhất lô CP5.3, thấp nhất CP5.1 và đều hơn DC.0, DC.1. Mẫu thịt kiểm tra không có kháng sinh Tetracycline và Tylosine. Ở gà đẻ, CP5 với liều dùng khác nhau ảnh hưởng không lớn đến sức sản xuất trứng, nhưng cải thiện được chi phí thức ăn và phẩm chất trứng . Đề nghị cho phép sử dụng chế phẩm CP5 trộn vào thức ăn nuôi gà thịt với các liều đã dùng.

Những nghiên cứu trên đây cho thấy chăn nuôi gà thịt với nhóm gà Ri lai đang rất phổ biến ở Thừa Thiên Huế. Việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong nước (do Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đưa ra) trong phòng bệnh HCHH đã được nghiên cứu với những kết quả bước đầu khả quan. Có thể khuyến cáo rộng rãi việc dùng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi gà thịt và cả gà đẻ nhằm hạn chế mức kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi gà, tiến tới không sử dụng kháng sinh để đảm bảo an toàn cho vật nuôi và cho con người. Tuy nhiên các nghiên cứu sử dụng chế phẩm thảo dược trong điều trị HCHH chưa được tiến hành. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi về “Đánh giá hiệu quả của chế phẩm thảo dược trong điều trị HCHH ở gà thịt tại Thừa Thiên Huế” là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này, vì vậy nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Kết quả sẽ gợi mở ra hướng nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo không chỉ trên gàmà còn trên các đối tượng vật nuôi khác nữa.

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại thừa thiên huế (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)