3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
1.5.4. Đặc điểm của Bọ Mắm
- Tên tiếng Việt: Bọ mắm; Thuốc dòi (giòi/ vòi)
- Tên khoa học:Pouzolzia zeylanica (L.) Benn, từ đồng nghĩa: Parietaria cochinchinensis Lour.
- Tên khác: Parietaria zeylanica L., Pouzolzia cochinchinensis Lour, Pouzolzia indica (L.) Gaudich
- Tên tiếng Anh: Tuia
- Bọ mắm là một loài thực vật dạng cây thảo mọc hoang. Cây bọ mắm mọc bò lan trên mặt đất ở những cánh đồng ẩm thấp, bản địa trải dài từ Ấn Độ và bán đảo Đông Dương xuống Malaysia và quần đảo Philippin. Lá cây mỏng, hình trứng thon, nhọn đầu, dài 4-9 cm, ngang khoảng 2 cm. Mặt lá lốm đốm chấm trắng. Hoa nhỏ nở thành chùm ở nách nhánh. Trái bọ mắm hình trứng nhọn có khía dọc như chia ra từng múi. Cây này dễ tìm do mọc hoang ở Việt nam nhưng sản lượng có thể khai thác thấp. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trồng cây này.
- Thành phần hóa học: đã xác định thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của Bọ mắm gồm: Quercetin, vitexin, isovitexin, phylanthin, metyl stearate, β- sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside. Kết quả khảo nghiệm chứng minh bằng vitexin và isovitexin có tính kháng khuẩn mạnh đối với các chủng vi khuẩn Staphylococus aureu, Escherichia coli và Streptococcus haemonlyticus. Từ đó tác giả cho thấy Bọ mắm cần được phát triển và được sử dụng rộng rãi để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
- Theo tài liệu Ấn Độ, Bọ mắm được dùng toàn cây, chiết bằng cồn 50o, bốc hơi dịch chiết, rồi cô dưới áp lực giảm được cao khô. Cao khô này nghiên cứu có hệ thống các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, tác dụng trên amip, giun sán, virus, tác dụng hạ đường huyết, tác dụng trên hô hấp, huyết áp, tác dụng trên hoạt động tự nhiên, tác dụng giảm đau trên mô hình kẹp đuôi chuột, tác dụng chống co giật do sốc điện, tác dụng lợi tiểu và tác dụng trên một số loại tế bào ung thư in vitro. Nhưng chưa thấy có kết quả, có thể các tác giả đã dùng liều tương đối thấp. Cho chuột uống chỉ dùng cao khô đến liều 250mg/kg, tính ra dược liệu khô khoảng 2,5g/kg.