3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
Số liệu thống kê ở một số huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi cũng đã cho thấy là sau giao đất lâm nghiệp, diện tích canh tác nương rẫy tăng lên. Vì người dân không có vốn trồng rừng nên tăng cường các hoạt động chăn thả và thu hái lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp được giao. Như vậy có thể nói rằng việc duy trì sản xuất lương thực đối với người dân địa phương là khó ngăn chặn và phần nào vô lý khi đất lại được mong muốn là phát triển vào mục đích lâm nghiệp [12]. Điều này càng được khẳng định bởi tác giả Trần Đức Viên (1999) (được trích dẫn bởi Phạm Hùng Thiêng, 2014) khi cho rằng giao đất lâm nghiệp chỉ có tác động tích cực nơi mà vấn đề an toàn lương thực đã được đáp ứng [12]. Một kết quả khá bất ngờ là chỉ có khoảng 20-30% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp được giao đúng mục đích. Hiệu quả sau khi giao rừng cũng chỉ đạt 20-30%. Như vậy phải chăng những phải tính đến đất sản xuất nông nghiệp cho người dân trước khi nói đến chuyện giao đất giao
mắt, lấy ngắn nuôi dài chứ không thể lấy đất làm nương rẫy (tức là giao theo hiện trạng như quy định) để giao cho bà con trồng rừng. Trong khi đây là những diện tích đất có khả năng canh tác nông nghiệp [12].
Các chính sách hậu giao đất khoán rừng cũng tỏ ra không phù hợp với thực tiễn sản xuất từ vấn đề hổ trợ tài chính, công nghệ, thị trường. Với lãi suất khá cao, người dân vẫn khó tiếp cận vốn vay cho trồng rừng. Về dịch vụ thị trường, nghiên cứu của Lê Du Phong và cộng sự cũng chỉ ra rằng chỉ có khoảng 2% hộ gia đình được hổ trợ bao tiêu sản phẩm. Các chính sách hưởng lợi sau đó cũng có những bất cập tương tự. Ngoài các điểm quy định trong Quyết định 178 và Thông tư 80 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về cơ chế hưởng lợi khi các hộ gia đình, cá nhân được giao đất khoán rừng và tham gia quản lý rừng còn có điểm quan trọng là hộ gia đình, cá nhân được sử dụng 20% diện tích được giao cho trồng cây nông nghiệp. Nhưng cho đến nay quyết định 178 chưa đi vào cuộc sống và không có khả năng thực hiện ở các địa phương vùng cao cần được điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình, cộng đồng miền núi khi tham gia quản lý rừng [10].
Như vậy để có chính sách đúng phải hiểu rõ người dân cần gì chứ không phải đơn thuần chỉ là mong muốn của Nhà nước. Một ví dụ cụ thể đó là câu chuyện thành công của lâm nghiệp cộng đồng ở Nepal vốn nổi tiếng thế giới. Mấu chốt thành công về quản lý rừng ở quốc gia nhỏ bé này với sự tham gia của 800,000 hộ đó là việc chính phủ cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản [10]. Ở nước ta, trong bối cảnh sản xuất nhiều rủi ro như cháy rừng và bị chặt trộm, thì ngay cả những hộ gia đình đã phát triển trồng rừng cũng lựa chọn phương án an toàn nhất và phù hợp với thực cảnh gia đình họ. Điều này đã được chứng minh tại sao trồng cây gỗ lớn ở Yên Bái giá trị hiện tại ròng gấp 4 lần khi bán gỗ lớn ở năm thứ 15 so với năm thứ 8 (ở mức lãi suất 7%), nhưng hai nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến quyết định chặt gỗ ở năm thứ 8 là do (i) hộ gia đình cần tiền trang trải cuộc sống hằng ngày của họ và sau đó là (ii) thiếu vốn đầu tư. Như vậy thay vì nhận được 40 triệu đồng trong 8 năm nữa thì tại thời điểm này người dân chỉ nhận có 10 triệu đồng cho một khoản thời gian chờ đợi là 8 năm. Như thế nếu tình trạng này xảy ra trên quy mô sản xuất của toàn xã hội thì đây sẽ là một sự khác biệt
Qua việc điều tra, nghiên cứu tình hình giao đất lâm nghiệp ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, tác giả Phạm Hùng Thiêng (2014), đã có kết luận sau [12]:
(1) Việc giao đất lâm nghiệp đều được nhân dân đồng tình ủng hộ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hiện nay. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu đã có những thay đổi đáng kể: Đất lâm nghiệp tăng 9,15% (6.084,96 ha) từ 54,49% (36.262,65 ha) năm 2007 lên 63,64% (42.347,61 ha) năm 2012. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong toàn huyện là 7.665,81 ha cho 3583 hộ với 9.036 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.
(2) Sau khi giao đất lâm nghiệp hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp được nâng lên rõ rệt ở cả các khía cạnh như kinh tế, xã hội, môi trường.
(3) Việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình còn có hạn chế như giao đất cho các hộ gia đình sử dụng ổn định thời hạn 50 năm khi Nhà nước cần đất để thực hiện các dự án thì rất khó khăn trong công tác thu hồi đất.
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất được một số giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách giao đất lâm nghiệp được thực thi trên địa bàn xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch.
- Quỹ đất lâm nghiệp của xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch.
- Người dân có đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã nghiên cứu
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn 2 xã: xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2014 - Thời gian thực tập: Từ tháng 8/2014 đến tháng 5/2015.
2.3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được
- Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu (2 xã) - Tình hình quản lý và biến động đất đai tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch - Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng... của địa bàn nghiên cứu
- Các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Về dân số, lao động và thu nhập, cơ cấu kinh tế, thực trạng cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội… trên địa bàn nghiên cứu
- Các số liệu về thống kê đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của huyện; sổ thống kê diện tích; biến động đất đai của địa bàn nghiên cứu
- Các tài liệu về bản đồ: Bản đồ vị trí, hiện trạng sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu
- Các tài liệu khác: các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân đã được công bố có liên quan đến đề tài.
Để thu thập được các số liệu trên, đề tài sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu đã có của các cơ quan liên quan như: Ủy ban nhân dân xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, UBND huyện Quảng Trạch, Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng tài nguyên và môi trường huyện, Chi cục lâm nghiệp Quảng Bình và các cơ quan có liên quan khác.
2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chọn 2 xã nghiên cứu là xã Quảng Lưu (xã miền núi) và xã Quảng Thạch (xã trung du), đây là 2 xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn so với các xã còn lại trong huyện.
- Điều tra phỏng vấn nông hộ bằng phiếu điều tra: Tổng số hộ điều tra là 60 hộ, mỗi xã 30 hộ.
- Tiêu chí chọn hộ: các hộ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ dựa trên 3 nhóm hộ được phân loại theo tiêu chí thu nhập của địa phương. Mỗi xã chọn 10 hộ nghèo (thu nhập bình quân < 400.000đ/người/tháng (theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015), 10 hộ trung bình (thu nhập bình quân từ 400.000đ-
800.000đ/người/tháng), 10 hộ khá (thu nhập bình quân > 800.000đ/người/tháng). - Nội dung chính của phiếu điều tra:
+ Thông tin chung (tên, tuổi, số khẩu, số lao động, loại hộ, nghề nghiệp chính) + Lịch sử đất đai và thơi gian giao đất (Nguồn gốc sử dụng đất do xã cấp hay khai hoang, chuyển nhượng, tặng cho; giao đất từ năm nào….)
+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp của hộ và diện tích các loại cây lâm nghiệp, thời gian trồng của từng loại cây lâm nghiệp
+ Thu nhập, chi phí từ các mô hình trên đất lâm nghiệp của hộ trong năm 2014
2.4.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu.
Từ các số liệu thu thập được, tiến hành xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu để làm rõ các nội dung và mục tiêu của đề tài. Đề tài đã sử dụng phần mềm Excell và SPSS để thống kê một số chỉ tiêu như: Giá trị nhỏ nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham vấn các ý kiến của các chuyên gia về công tác giao đất lâm nghiệp chọ hộ gia đình và cá nhân.
2.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của 2 xã nghiên cứu
3.1.1. Xã Quảng Lưu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Quảng Lưu là một xã bán sơn địa nằm giữa huyện Quảng Trạch, cách thị trấn Ba Đồn 10 km về tây bắc có vị trí giáp các xã như sau:
Phía Bắc giáp xã Quảng Hợp, Quảng Châu, Quảng Tiến. Phía Tây giáp xã Quảng Thạch, Quảng Liên.
Phía Nam giáp xã Quảng Phương. Phía Đông giáp xã Quảng Hưng.
Hình 3.1. Vị trí xã Quảng Lưu trên bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch
Xã Quảng Lưu có diện tích tự nhiên là 3.899,27 ha chiếm 6,35% diện tích tự nhiên của huyện Quảng Trạch [17].
* Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã có 2 dạng:
- Dạng đồi nằm về phía Tây, Tây Bắc chủ yếu là rừng.
- Dạng đồng bằng nằm về phía Đông, Đông Nam chủ yếu bố trí trồng cây hàng năm, khu dân cư và đất công cộng.
* Khí hậu, thời tiết
Xã Quảng Lưu nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa nóng:
Từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 28oC, nhiệt độ cao nhất lên đến 42oC. Mùa này có gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng thường gây ra hạn hán đối với cây trồng, vật nuôi.
-Mùa lạnh:
Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 18oC, thấp nhất 10oC. Nhiệt độ thấp kết hợp với gió mùa đông bắc gây ra rét đậm ảnh hưởng đến sản suất, nhất là thời kỳ gieo trồng vụ Đông Xuân.
- Lượng mưa:
Trung bình lượng mưa hàng năm là 2.050 mm, tập trung vào các tháng 9, 10 và tháng 11, nên thường suất hiện bão lũ. Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 75%, gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình giữa 2 mùa khá trênh lệch.
Nhìn chung đây là vùng có khí hậu, thời tiết không thuận lợi, sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị ảnh hưởng. Tuy nhiên có thể tận dụng đặc điểm này để nuôi trồng thuỷ sản, hạn chế được nhiều rủi ro do thiên tai.
* Thuỷ văn
được lấy vào các hồ thuỷ lợi, nhìn chung chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ mưa.
* Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Bình Tỷ lệ 1: 100.000 trên địa bàn xã Quảng Lưu có diện tích tự nhiên là 3.899,27 ha và có các loại đất chính như sau [17]:
- Đất xám feralit đá nông: (Xf - Feralic Acrisols); Đất hình thành trên các loại đá mẹ nghèo kiềm, trong điều kiện nhiệt đới ẩm, khoáng sét bị biến đổi đáng kể, quá trình rửa trôi sét và cation kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, tạo cho đất có tầng tích tụ (tầng Arigic), có dung lượng trao đổi cation thấp.
- Đất xám feralit lẫn nhiều ở nông, có ở các vùng đồi phía Tây Bắc. - Đất xám feralit lẫn nhiều ở vùng sâu, có ở vùng đồi phía Tây Nam. - Đất mới biến đổi chua glây nông.
- Đất phù sa chua glây sâu, có ở các vùng ruộng và các vùng đất trồng cây hàng năm.
- Đất phù sa chua glây sâu, có ở các vùng ruộng và các vùng đất trồng cây hàng năm.
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt chủ yếu ở hồ Trung Thuần, hồ Cây Cừa, hồ Nước Sốt, hồ Cây Dẽ, hồ Đồng Chọ và 2 đập chứa nước là đập Vụng và đập Mụ Thao phục vụ sản xuất nông nghiệp qua hệ thống kênh mương thuỷ lợi và các trạm bơm, về cơ bản đáp úng được nhu cầu cho sản xuất.
+ Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, cung cấp tương đối ổn định cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Tuy nhiên, vào mùa khô, nguồn tài nguyên này lại rất hạn chế gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân.
- Tài nguyên khoáng sản
Có nguồn đất sét sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên nhân văn
Là địa phương có truyền thống cách mạng, lao động cần cù sáng tạo.
* Thực trạng môi trường
Xã Quảng Lưu có vị trí nằm gần vùng đồi và có nhiều rừng nên khí hậu, môi trường của xã tương đối tốt. Tuy nhiên về lâu dài có thể chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ nhà máy xi măng Thiên Trường. Bên cạnh đó còn có rác thải và thuốc bảo vệ thực vật trong sinh hoạt và trong quá trình sản xuất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nông nghiệp
* Về trồng trọt
Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất ngày càng mở rộng như đưa 100% các loại giống lúa thuần chủng có năng suất cao, có khả năng chống chọi với sâu bệnh và thích nghi với thời tiết.
Các biện pháp đầu tư thâm canh được chú trọng, công tác bảo vệ cây trồng được quân tâm, giao thông, thuỷ lợi được củng cố và mở rộng phục vụ sản xuất. Vì vậy năng suất lúa bình quân 46 tạ/ha năm 2009 lên 50 tạ/ha năm 2014.
* Về chăn nuôi
Với xu hướng tăng về cả số lượng và chất lượng. So với năm 2009 tổng đàn trâu tăng từ 586 con lên 930 con tăng 58,7% đạt 110% kế hoạch, tổng đàn bò tăng từ 1.145 con lên 1.262 con tăng 10,2% đạt 101% kế hoạch, đàn lợn 3.816 con lên 5.878 con tăng 54% đạt 122,7%, đàn gia cầm 25.850 con đạt 125% kế hoạch.
- Lâm nghiệp - kinh tế vườn
nay toàn xã có nhiều trang trại và vườn trại với diện tích khá lớn, đem lại thu nhập cao