3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm
nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
Giao đất lâm nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Từ đó, Nhà nước có cơ sở để “ nắm chắc – quản chặt” nguồn tài nguyên đất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trên kết quả nghiên cứu, một số hạn chế về việc giao đất lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu như sau:
- Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp hiện nay do các các tổ chức quản lý còn lớn (chiếm từ 54-59%), trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình cá nhân còn thấp.
- Nhiều xã diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân chưa xác định cụ thể trên bản đồ và thực địa; hồ sơ giao đất quản lý không chặt chẽ và không đồng bộ.
- Có những diện tích đất lâm nghiệp được giao, quản lý đã bị chuyển đổi mục đích nhưng chưa được các cấp chính quyền xử lý kịp thời.
- Trình độ nhận thức của người dân còn có nhiều hạn chế. Từ đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Năng lực tổ chức và quản lý sản xuất lâm nghiệp của hộ gia đình còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, lãng phí tài nguyên đất.
- Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, thời hạn dài (50 năm) nên khi Nhà nước cần đất để thực hiện các dự án thì người dân gây khó khăn trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu một số giải pháp đề xuất như sau: